Tiết 07 - Bài 4 : PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH
CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức : Hiểu được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện:
+ Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí.
2, Kĩ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính% khối lượng các chất trong hỗn hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
3. Thái độ : Học sinh được học những kiến thức thiết thực & gần gũi với đời sống hàng ngày & sản xuất , do đó khuyến khích các em chăm học để giúp ích cho bản thân & xã hội
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ;hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ;sử dụng ngôn ngữ hóa học ;tính toán hóa học ; thực hành hóa học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên :
- TNCM : Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li
- DC :ống nghiệm ;kẹp gỗ ;
- HC : Na2SO4 ; BaCl2 ; NaOH ; HCl ; CH3COONa
2. Học sinh:Học bài cũ và đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp dạy |
|
Ngày dạy |
|
Sĩ số |
2, Kiểm tra bài cũ :
- Viết biểu thức tích số ion của nước?Phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Nêu khái niệm về pH ? Tính pH của dd Ba(OH)2 0,0005M ? Xác định môi trường của dd này?
3. Bài mới:
3.1- Khởi động : Trong dung dịch các axit , bazơ , muối điện li ra ion, vậy các chất này phản ứng với nhau như thế nào?
3.2- Hình thành kiến thức mới :
Hoạt động 1: Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV sử dụng thí nghiệm ảo, HS quan sát nhận xét hiện tượng và viết các PTHH xảy ra
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Nhóm HS xung phong trình bày kết quả.
Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li:
1. Tạo thành chất kết tủa:
* Thí nghiệm giữa 2 dd Na2SO4 và BaCl2 : thấy có kết tủa trắng xuất hiện:
PTPƯ: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl.
PT ion thu gọn:SO42- + Ba2+ → BaSO4↓.
* Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của hai ion SO42- và Ba2+ để tách ra dưới dạng chất kết tủa.
2. Tạo thành chất điện li yếu:
a. Tạo thành nước:
* Thí nghiệm giữa 2 dd NaOH 0,10M (có phenolphtalein) và dd HCl 0,10M : thấy màu hồng của dd biến mất.
PTPƯ : NaOH + HCl →NaCl + H2O.
PT ion thu gọn : OH- + H+→H2O.
* Các hidroxit có tính bazơ yếu tan được trong các axit mạnh , VD:
Mg(OH)2(r) + 2H+ → Mg2+ + H2O.
b. Tạo axit yếu:
* Thí nghiệm giữa 2 dd CH3COONa và HCl : thấy dd thu được có mùi giấm:
PTPƯ:CH3COONa + HCl → CH3COOH+NaCl.
Pt ion thu gọn: CH3COO- + H+ → CH3COOH
* Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của các ion để tách ra dưới dạng chất điện li yếu.
3. Tạo thành chất khí:
* Thí nghiệm giữa 2 dd Na2CO3 và HCl : thấy có sủi bọt khí:
PTPƯ : Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O.
Pt ion thu gọn : CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O.
* Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của CO32- và H+ để tạo thành axit kém bền , phân hủy thành khí CO2 thoát ra.
* Các muối ít tan như CaCO3 , MgCO3 ... cũng tan được trong các dd axit.
Hoạt động 2: Kết luận
II. Kết luận:
1. Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
- Chất kết tủa.
- Chất điện li yếu.
- Chất khí.
3.3 – Luyện tập : Viết phương trình phản ứng, phương trình ion đầy đủ và thu gọn của phản ứng xảy ra giữa dd CaSO3 và dd HCl ?
3.4- Vận dụng :
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ hợp chất có gốc SO32- . Để xác định sự có mặt của ion SO32- trong hoa quả , một học sinh ngâm một ít quả đậu trong nước, sau đó một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dd H2O2 (chất oxi hóa, sau đó cho tác dụng tiếp với dd BaCl2 . Viết các PT ion rút gọn thể hiện các quá trình xảy ra ?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS xung phong trình bày kết quả.
HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
- Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ hợp chất có gốc SO32- . Để xác định sự có mặt của ionSO32- trong hoa quả , một học sinh ngâm một ít quả đậu trong nước, sau đó một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dd H2O2 (chất oxi hóa, sau đó cho tác dụng tiếp với dd BaCl2 . Viết các PT ion rút gọn thể hiện các quá trình xảy ra ? |
SO32-+ H2O2 → SO42-+H2O SO42-+ Ba2+ → BaSO4 |
- Những hóa chất sau thường được dung trong công việc nội trợ : muối ăn, giấm, bột nở NH4HCO3,phèn chua K2SO4 .Al2(SO4)3.24H2O , muối iot (NaCl, KI) . Hãy dung pp hóa học để phân biệt chúng ? Viết PT ion rút gọn của pư ? |
Ag++Cl‑ → AgCl CaCO3+2CH3COOH → Ca(CH3COO)2+H2O+ CO2 NH4++ OH‑ → NH3+H2O Al3++ 3OH‑ → Al(OH)3 Al(OH)3+OH‑ → [Al(OH)4]‑ 2I‑ + H2O2 → I2+2OH‑(Iot làm tinh bột chuyển màu xanh) |
4. Củng cố: Nội dung trọng tâm của bài :
- Hiểu được bản chất , điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly và viết được phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
- Vận dụng vào việc giải các bài toán tính khối lượng và thể tích của các sản phẩm thu được, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng
5. Hướng dẫn về nhà :
- Làm bài tập 1 đến 7 trang 20 SGK
- Chuẩn bị bài sau :