Giáo án Hóa học 11 bài 41: Phenol mới nhất

TIẾT 57: PHENOL

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Biết được :

- Khái niệm, phân biệt được phenol với ancol

- Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.

- Tính chất hoá học: Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.

- Ứng dụng của phenol.

- Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.

- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ:

- Giúp HS yêu thích môn học

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực tính toán hóa học.

II. CHUẨN BỊ

1, Giáo viên :

- Mô hình phân tử phenol, video TN ảo

- Dụng cụ& Hoá chất: Phenol rắn , dd phenol bão hoà , dd NaOH , Na , dd Brôm , etanol , ống nghiệm , ống nhỏ giọt , đèn cồn , giá thí nghiệm.

2, Học sinh : Học bài cũ & đọc trước bài mới

III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :

1, Ổn định tổ chức:

Lớp dạy

Ngày dạy

Sĩ số

     

2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong hoạt động khởi động

3, Bài mới :

Thiết kế các hoạt động học

3.1. Hoạt động khởi động

Mục tiêu hoạt động:

- Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.

- Nội dung hoạt động: Tìm hiểu khái niệm, phân loại và tính chất của phenol.

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho HS hoàn thành phiếu học tập số 1

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1

+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

- Giáo viên cho HS hoạt động chung cả lớp bằng cách mời 1 số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

- Dự kiến 1 số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:

+ Dựa vào kiến thức đã học ở bài ancol, HS nhận ra các ancol và nhận ra loại hợp chất mới có nhóm OH nhưng không thuộc loại ancol. HS so sánh đặc điểm cấu tạo, kết hợp SGK để nhận ra, định nghĩa ra được hợp chất phenol.

+ HS có thể dự đoán được 1 số tính chất của phenol giống ancol (T/d với Na), không xác định được tính chất khác ancol => Nảy sinh nhu cầu tìm hiểu.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.

- Đánh giá kết quả hoạt động:

+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm GV cần quan sát kỹ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hợp lý (Nếu HS gặp khó khăn về việc nêu định nghĩa phenol, GV gợi ý so sánh điểm giống và khác nhau giữa CTCT của ancol và phenol.

+ Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được, HS đã có được những kiến thức nào; những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Etanol tác dụng với các chất nào sau đây: Na, NaOH, dd Br2. Viết phương trình phản ứng minh họa ?

2. Cho các hợp chất: CH3OH, C2H5OH, CH2=CH-CH2OH, CH2OH-CH2OH, C6H5CH2OH, C6H5OH, H3C-C6H4-OH, HO-C6H4-OH

Học sinh kết hợp SGK trả lời các câu hỏi sau:

a) Phân loại các hợp chất trên.

b) Định nghĩa hợp chất phenol.

c) Dự đoán tính chất hóa học của phenol? Giải thích.

3.Ngoài cá, hải sản phenol còn có trong những thực phẩm nào? Tác hại của phenol đối với sức khỏe con người?

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa, cách phân loại

Mục tiêu hoạt động:

- Nêu được định nghĩa, cách phân loại của phenol.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1 câu 2 ý b.

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1

+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

- Giáo viên cho HS hoạt động chung cả lớp bằng cách mời 1 HSbáo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung ( nếu cần).

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành câu hỏi trong phiếu học tập số 1.

I. Định nghĩa, phân loại

1) Định nghĩa (SGK)

- CTC của phenol đơn vòng, đơn chức (dãy đồng đẳng của C6H5OH): CnH2n-7OH (n>= 6)

2) Phân loại (SGK)

Hoạt động 2: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của phenol

Mục tiêu hoạt động:

- Nêu được đặc điểm cấu tạo của liên kết O-H và ảnh hưởng của gốc phenyl làm tăng sự phân cực của liên kết O-H, tăng độ bền liên kết C-O, ảnh hưởng của –OH làm tăng mật độ electron của gốc phenyl.

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết đặc điểm của liên kết - OH và ảnh hưởng qua lại giữa –OH và C6H5- trong phân tử phenol, từ đó hoàn thành Câu hỏi 2 ý c trong phiếu học tập số 1 : Dự đoán tính chất hóa học của phenol.

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1

+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

Hoạt động chung của cả lớp: Giáo viên mời cá nhân báo cáo, các cá nhân khác góp ý, bổ sung, giáo viên hướng dẫn để học sinh chốt được các kiến thức về đặc điểm cấu tạo của phenol

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi học sinh hoạt động nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

- Thông qua hoạt động chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về ảnh hưởng qua lại trong phân tử phenol và TCHH của phenol

+ Nhóm –OH đẩy electron vào vòng benzen làm tăng mật độ electron=> phenol dễ thế hơn bezen

+Gốc phenyl hút electron làm liên kết O-H phân cực hơn liên kết O-H của ancol => phenol tác dụng được với dung dịch NaOH ( phenol còn được gọi là axit phenic).

+ Liên kết C-O của phenol bền hơn liên kết C-O trong ancol=>không có phản ứng tách như ancol.

II. Phenol

1. Cấu tạo

- CTPT: C6H6O( M =94)

- CTCT: C6H5 –OH

Hay:

Ảnh đính kèm