Tiết 09 . Bài 06 : BÀI THỰC HÀNH 1 : TÍNH AXIT- BAZƠ.
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức : Biết được :
- Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li : AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3, CH3COOH với NaOH.
2, Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ : Học sinh được học những kiến thức thiết thực & gần gũi với đời sống hàng ngày & sản xuất , do đó khuyến khích các em chăm học để giúp ích cho bản thân & xã hội
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học ; thực hành hóa học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: ống nghiệm ; mặt kính đồng hồ ; ống nhỏ giọt ; đũa thủy tinh ; bộ giá thí nghiệm ; thìa xúc hóa chất bằng thủy tinh
- Hoá chất: Dd NH3 ; HCl ; CH3COOH ; NaOH ; CaCl2 ; Na2CO3 ; phenolphtalein ; giấy chỉ thị pH
2. Học sinh: Ôn kiến thức cũ, chuẩn bị bài thực hành
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp dạy |
|
Ngày dạy |
|
Sĩ số |
2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
3.1- Khởi động : Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập về các nội dung mà các em đã được học ở các giờ trước : axit , bazơ & muối ; pư trao đổi ion
3.2- Hình thành kiến thức mới :
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Hoạt động 2: Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
I. Thí nghiệm 1: Tính axit - bazơ:
II. Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
1. Tạo kết tủa.
2. Tạo chất khí.
3. Tạo chất điện li yếu.
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
HS trình bày kết quả.
Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức
I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
1/ Tính axít – bazơ
-Nhỏ dd HCl 0,1M lên mẫu giấy pH, giấy chuyển sang màu ứng với PH = 1: Mt axít mạnh.
-Thay dd HCl bằng dd NH3 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 9: mt bazơ yếu.
-Thay dd NH4Cl bằng dd CH3COOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với PH = 4. mt axít yếu.
-Thay dd HCl bằng dd NaOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 13. mt kiềm mạnh.
*Giải thích: muối CH3COONa tạo bởi bazơ mạnh và gốc axít yếu. Khi tan trong nước gốc axít yếu bị thuỷ phân làm cho dd có tính bazơ.
2/ Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li.
a/ Nhỏ dd Na2CO3 đặc vào dd CaCl2 đặc xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2 NaCl.
b/ Hoà tan kết tủa CaCO3 vừa mới tạo thành bằng dd HCl loãng: Xuất hiện các bọt khí CO2, kết tủa tan thì CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
c/ Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào dd NaOH loãng chứa trong ống nghiệm, dd có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc, dd sẽ mất màu. Phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành dd muối trung hoà NaCl và H2O môi trường trung tính.
NaOH + HCl → NaCl + H2O.
*Khi lượng NaOH bị trung hoà hết, màu hồng của Phenolphtalein trong kiềm không còn dd chuyển thành không màu.
II. VIẾT TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
BẢNG TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm |
Dụng cụ và hóa chất |
Nội dung tiến hành |
Hiện tượng |
Giải thích – PTPƯ |
Tính axit-bazơ |
Mặt kính 2 mẫu pH ddHCl 0,10M |
- Đặt 1 mẫu pH lên mặt kính. - Nhỏ 1 giọt ddHCl 0,10M lên |
Mẫu pH có dd HCl đổi màu so với mẫu kia. |
- Dung dịch HCl 0,10M có [H+] → 1,0.10-1M. - pH của dd HCl này là 1, dd có môi trường axit nên làm giấy pH đổi màu so với mẫu ban đầu. |
Phản ứng trao đổi ion |
Ống nghiệm. dd CaCl2 , Na2CO3 đặc. |
- Ống nghiệm 1 chứa 2ml dd Na2CO3 đặc. - Thêm 2 ml dd CaCl2 vào ống nghiệm 1. |
Có kết tủa trắng xuất hiện và không tan. |
- Có sự kết hợp giữa CO32- và Ca2+ trong dd các chất điện li và tạo kết tủa tách ra khỏi dd. - P/ư : CO32- + Ca2+ → CaCO3↓. |
Ống nghiệm. dd HCl, CaCO3 ở thí nghiệm trên. |
- Lọc kết tủa CaCO3 ở thí nghiệm trên. - Thêm từ từ dd HCl vào kết tủa đó. |
Kết tủa tan ra và có khí bay ra. |
- Axit HCl là axit mạnh hòa tan được CaCO3 , giải phóng CO2. - P/ư: CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2↑+ H2O. |
|
Ống nghiệm. dd NaOH, chất chỉ thị phenolphtalein |
- Cho 2ml dd NaOH vào ống nghiệm 2, thêm tiếp vào 1 giọt chất chỉ thị phenolphtalein. - Thêm từ từ dd HCl vào dd ở ống nghiệm 2. |
- Lúc đầu khi chưa thêm HCl thấy ống nghiệm 2 có màu hồng . - Thêm HCl vào thấy màu hồng nhạt dần và sau đó mất màu, được dd trong suốt. |
- dd NaOH có môi trường kiềm nên làm phenolphtalein từ không màu hóa hồng, ta thấy dd có màu hồng . - Khi thêm HCl, NaOH phản ứng làn giảm nồng độ OH- , màu hồng nhạt dần . - Khi NaOH đã được trung hòa , dd thu được có môi trường trung tính, dd trở nên không màu trong suốt. - P/ư : H+ + OH- → H2O. |
4. Củng cố: Kiến thức về pH, điều kiện xảy ra p ư trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
5. Dặn dò : Ôn tập chương 1 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết