TIẾT 19 – BÀI 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC
Phần giới thiệu: Giáo án tích hợp liên môn Hóa học với các môn học khác vào giảng dạy bài phân bón Hóa học.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Môn Hóa học: Biết được thành phần hóa học, tên và ứng dụng của một số loại phân bón hóa học thường dùng.
- Môn Toán: Xác định được hàm lượng phần trăm các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón hóa học.
- Môn Sinh học: Vai trò của phân bón hóa học đối với sự phát triển của thực vật.
- Môn Công nghệ: Nhận biết loại phân bón hóa học thông qua hình dạng, màu sắc, cách sử dụng phân bón.
- Môn Địa lí: Đặc điểm địa hình, loại đất phù hợp với từng loại phân bón.
- Môn Vật lý: Biết được tính chấtVật lýcủa một số loại phân bón hóa học
- Môn Giáo dục công dân: Khi sử dụng phân bón có ý thức bảo vệ môi trường, bảo quản phân hợp lí tránh gây ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng:
- Môn Hóa học: Kĩ năng phân tích, quan sát, nêu được tính chất hóa học, thành phần nguyên tố, cách nhận biết và liên hệ với thực tế sử dụng một số loại phân bón thông dụng.
- Môn Toán: Kĩnăng tính toán xác định hàm lượng phần trăm các nguyên tố hóa học từ đó đánh giá độ dinh dưỡng của phân bón.
- Môn Sinh học: Sử dụng hiệu quả phân bón đối với từng loại cây, tăng năng suất mùa màng.
- Môn Công nghệ: Nhận biết phân đạm, lân, kali. Kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường, phòng trừ sâu bệnh bằng cách bón phân.
- Môn Địa lí: Liên hệ thực tế nhận biết địa hình, đặc điểm loại đất trồng phù hợp từng loại phân bón.
- Môn Vật lý: Tìm hiểu độ tan trong nước của một số loại phân bón từ đó tìm ra biện pháp bón phân phù hợp với từng loại đất trồng.
- Môn Giáo dụng công dân: Tác dụng có ích và có hại của phân bón, giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
3. Giáo dục:
- Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và sang tạo của học sinh trong quá trình học tập.
- Ý thức bảo vệ môi trường,chăm sóc cây trồng, bón đủ phân để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về một số loại phân bón, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh: Xem lại bài muối amoni, muối nitrat, muối phốt phát, một số loại phân bón Hóa học.
3. Phương pháp: Trực quan, đặt vấn đề, thảo luận, gợi mở kiến thức, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1 phút)
Ngày giảng |
Lớp |
Sĩ số |
2.K iểm tra bài cũ: (1 phút)
-GV kiểm tra sự chuẩn bị mẫu phân bón của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút)
* Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề
* Kỹ thuật dạy học: Động não, tia chớp
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: -Tích hợp môn sinh:
Cây có thể đồng hóa được những nguyên tố hóa học nào? Tại sao cần phải bón phân hóa học cho cây?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức:
- Cây đồng hóa được C,H,O từ CO2của không khí và H2O. Còn đối với nguyên
tố khác cây hấp thụ trực tiếp từ đất. Đất trồng trọt bịnghèo dần các nguyên tố dinh dưỡng, vì vậy cần phải bón phân cho đất để bổ sung những nguyên tố đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (2 phút)
Hoạt động 1: Mở đầu (2 phút)
* Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề
* Kỹ thuật dạy học: Động não, tia chớp
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Phân bón hóa học là gì? Những loại phân bón chính?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức:
* Mở đầu:
- Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng
- Có ba loại phân bón hóa học chính: Phân đạm, phân lân và phân kali.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 2: Phân đạm - Tích hợp môn công nghệ: + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS quan sát những hình ảnh sau về một số loại phân bón hóa học thường dùng? Đó là loại phân nào? - Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh duỡng nào cho cây trồng? Tác dụng? - Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá như thế nào ? - Loại phân này thích hợp cho loại đất nào ? tại sao ? - Tích hợp môn sinh-liên hệ thực tế: (?) Vận dụng kiến thức môn sinh học, giải thích tại sao khí Nitơ chiếm 78 % thể tích không khímà ta vẫn phải bón đạm cho cây? (?) Tại sao khi tưới nước tiểu cho cây trồng, cây xanh tốt? (?) Tại sao phân Ure được sử dụng nhiều? - Tích hợp môn Công nghệ, Vật lý: (?)Phân đạm có đặc điểm như thế nào? Cách bảo quản ra sao -Tích hợp môn Địa lí: Địa hình đất Tân Sơn nhiều đồi núi làm cách nào bón phân đạm hiệu quả để không bị rửa trôi? + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV chuẩn xác kiến thức Hoạt động 3: Phân lân - Tích hợp môn sinh: + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (?)Phân lân cung cấp nguyên tố nào, dưới dạng gì? Tích hợp môn Công nghệ, Vật lý: (?)Phân lân có đặc điểm gì? Có những loại phân lân nào? Độ tan trong nước ? - Tích hợp môn địa lí: (?) Theo em, địa hình đất như khu vựcTân Sơn chúng ta thì nên sử dụng loại phân lân nào? Vì sao? Gv tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (?) Nếu thiếu phân lân sẽ gây tác hại gì với cây trồng? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (?) Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phân lân được sản xuất ở đâu? + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV chuẩn xác kiến thức Hoạt động 4: Phân Kali - Tích hợp môn sinh: + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (?)Nguyên tố Kali có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cây trồng? (?) Khi cây bị sâu bệnh hoặc nơi bị hạn hán, rét đậm nên bón phân nào cho cây? Vì sao? - Chiếu hình ảnh về tác dụng của phân Kali đối với cây trồng. - Đặt câu hỏi: (?)Bón tro bếp cho cây trồng làm cây trồng phát triển tốt. Hãy giải thích ? + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV chuẩn xác kiến thức Hoạt động 5: Một số loại phân bón khác + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đặt câu hỏi: (?) Thế nào là phân bón hỗn hợp,phân phức hợp? (?)Kể tên một số phân bón hỗn hợp? Phức hợp? Chiếu hình ảnh 1 số phân bón được sử dụng. - Đặt câu hỏi: (?)Phân vi lượng cung cấp cho cây trồng những nguyên tố dinh dưỡng nào? Có tác dụng gì với cây trồng? Tích hợp môn công nghệ, sinh, giáo dục công dân: (?)Phân bón ảnh hưởng đến các yếu tố nào? (?) Khi bón phân ta cần chú ý gì? (?)Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sức khoẻ con người? (?)Biện pháp giảm thiểu tác động xấu của phân bón tới môi trường? + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV chuẩn xác kiến thức |
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện. + Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - Một nhóm xung phong trình bày kết quả. -Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét. -HS thảo luận nhóm trả lời: → Phân đạm cung cấp nito hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3- và ion NH4+ → Kích thích cây sinh trưởng - Hàm lượng %N - Đất ít chua -HS: Cây không đồng hóa được nitơ từ không khí mà phải hấp thu từ đất nên phải bón phân. -Trong nước tiểu có đạm Ure - Hàm lượng %N cao - Vận dụng kiến thức kết hợp với quan sát mẫu phân bón đã chuẩn vị của nhóm trả lời: → Phân đạm màu trắng, dễ tan trong nước nhưng cũng dễ bị rửa trôi. Bảo quản nơi khô ráo tránh tiếp xúc hơi nước và không khí. - HS thảo luận: → Bón phân đạm chia làm nhiều lần, làm ruộng bậc thang, đắp bờ. + Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện. + Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - Một nhóm xung phong trình bày kết quả. -Nhóm khác nghe, đánh giá, nhận xét. → Photpho (P) kích thích sự phát triển bộ rễ, tạo chất đường, bột, xơ... - HS trả lời: Phân lân nung chảy, supephotphat. Phân lân nung chảy không tan trong nước. - Hoạt động nhóm. Hoàn thành bảng. Kết hợp với quan sát mẫu phân bónđã mang tới. - Đối chiếu, báo cáo. - Vận dụng kiến thức trong bài, trả lời: - Vì khu vực Tân Sơn là đất vùng núi đá vôi, đất chua bạc màu. Cho nên cần sử dụng supe photphat vì loại phân này thích hợp cho nhiều loại đất. + Tác hại nếu thiếu lân: Cây còi cọc, chậm lớn. + Cơ sở sản xuất phân lân: Nhà máy hóa chất Lâm Thao... + Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện. + Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - Kali kích thích cây ra hoa , làm hạt, tăng khả năng chịu rét, chịu hạn, chống bệnh. → Bón phân Kali. Tăng khả năng chống rét, chịu hạn - Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3 + Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm thực hiện. + Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - HS dựa vào thông tin trong sgk, trả lời: - Phân có chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. - HS kể tên 1số phân bón(nitrophotka, ....) - Trả lời: Phân vi lượng có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố hóa học như: B , Zn , Mn, Cu, Mo ,…dưới dạng hợp chất. Chúng kích thích quá trình tăng trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp... HS: Ảnh hưởng đến đất, chất lượng và năng suất cây trồng. →Khi bón phân cần chú ý: Phải bón đúng thời kỳ, đúng liều lượng, đúng chủng loại và cân đối giữa các loại phân. - Nạn ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, cây trồng năng suất thấp... - Việc bón phân với lượng quá lớn tạo nên lượng dư thừa một số chất trong đất, nước, không khí làm tăng mức độ ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm. -Giảm lượng bón, đủ liều lượng tăng hiệu suất sử dụng phân bón |
I- PHÂN ĐẠM Phân đạm cung cấp nitơ cho cây trồng Kích thích quá trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỉ lệ của protein thực vật , cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, hoặc quả. * Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng %N trong phân bón . 1- Phân đạm amoni NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3 * Loại đất ít chua, vì muối bị thủy phân tao ra môi trường axit 2-Phân đạm nitrat : NaNO3, Ca(NO3)2 * Tan nhiều trong nước, nên cây hấp thụ nhanh, nhưng cũng dễ bị nước cuốn trôi. 3 Urê : (NH2)2CO * Màu trắng, tan nhiều trong nước , 46%N * CO2+ 2NH3 → (NH2)2CO+ H2O *dưới tác dụng của vi sinh vật urê bị phânhuỷ cho ra NH3hoặc chuyển dần thành muối amoni cacbonat khi tác dụng với nước: (NH2)2CO+ 2H2O → (NH4)2CO3 II – PHÂN LÂN : Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion PO43- 1- Phân lân nung chảy Thành phần chính là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie Không tan trong nước nên chỉ thích hợp với đất chua 2- Supephotphat a) Supephotphat đơn Chứa 14-20% P2O5 Sản xuất bằng cách cho bột quặng photphoric tác dụng với H2SO4 Ca3(PO4)2 + 2 H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4 b) Supephotphat kép Chứa 40 - 50% P2O5 Sản xuất bằng cách cho bột quặng photphoric tác dụng với H2SO4 qua hai giai đoạn Ca3(PO4)2 + 3 H2SO4 → 2H3PO4+ 3CaSO4 Ca3(PO4)2 + 4 H3PO4 → 3 Ca(H2PO4)2 III- PHÂN KALI Phân kali cung cấp K+ giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn Độ dinh dưỡng tính bằng %K2O ứng với lượng K trong thành phần của phân bón KCl và K2SO4 Trong tro có K2CO3 cũng cung cấp K cho cây trồng IV- MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN KHÁC 1- Phân hỗn hợp và phân phức hợp Phân hỗn hợp và phân phức hợp chứa đồng thời hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng Phân hỗn hợp NPK Phân phức hợp amophot 2- Phân vi lượng Cung cấp lượng nhỏ các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo Dùng quá liều có hại cho câytrồng. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( CỦNG CỐ)
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Ra bài tập theo mức độ từ biết đến vận dụng.
Dạng bài tập nhận biết:(HS yếu)
Dạng bài tập thông hiểu: . (HS trung bình)
Dạng bài tập vận dụng:(HS khá)
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm bài độc lập hoàn thành trong 4 phút.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
HS xung phong chữa bài.
HS còn lại đánh giá, bổ sung.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức:
Câu 1
Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:
A. Muối ăn B. Thạch cao C. Phèn chua D. Vôi sống
Câu 2
Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:
A.(NH4)2SO4 B.Ca (H2PO4)2C. KClD. KNO3
Câu 3
Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?
A. KCl B. Ca3(PO4)2 C. K2SO4 D. (NH2)2CO
Câu 4
Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:
A. NaOHB. Ba(OH)2C. AgNO3D. BaCl2
Câu 5: Tích hợp môn toán:
Dựa vào kiến thức môn toán, hãy tính xem hàm lượng N có trongđạm NH4NO3 ?
- Đáp án:
%N=(2x14)/80x100=35%
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 2 Phút)
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV :Khi cấy lúa, thời điểm nào sau đây bón phân đạm mang lại hiệu quả cao nhất?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
HS độc lập tư duy – Trình bày kết quả trước lớp qua nháp cá nhân.
HS còn lại nghe, đánh giá, bổ sung (nếu có).
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức:
Giai đoạn lúa bắt đầu mọc, đẻ nhánh.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 1 Phút)
* Phương pháp: Nêu vấn đề.
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV : Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu câu hỏi : Nguyên tắc “ 4 đúng” trong sử dụng phân bón hóa học?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Ở nhà
+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: Tự lưu thành tài liệu học tập.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV kiểm tra sản phẩm học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.