Tiết 54 - Bài 38: HỆ THỐNG HOÁ VỀ HIĐROCACBON
I. Mục tiêu bài học :
Kiến thức
Biết được : Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng.
Kĩ năng
- Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.
- Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp lỏng.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
Thái độ
- Giúp HS yêu thích môn học
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:Học sinh chuẩn bị kiến thức để tổng kết hiđrocacbon
III. Phương pháp : Đàm thoại nêu vấn đề
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình luyện tập
3. Tiến trình: Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh tổng kết về hiđrocacbon bằng cách điền vào bảng khuyết.
I. Hệ thống hoá về hiđrocacbon:
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh tổng kết về hiđrocacbon bằng cách điền vào bảng.
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Thực hiện theo nhóm.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
HS quan sát – Trình bày nhận xét hiện tượng trước lớp
HS còn lại nghe, đánh giá, bổ sung (nếu có).
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức:
Ankan |
Anken |
Ankin |
Ankylbenzen |
|
Công thức phân tử |
C2H2n+2 (n≥1) |
CnH2n (n≥2) |
CnH2n-2 (n≥2) |
CnH2n-6 (n ≥ 6) |
Đặc điểm cấu tạo |
- Chỉ có liên kết đơn C - C, C - H - Có đồng phân mạch C |
- Có một liên kết đôi: C=C - Có đồng phân mạch Cacbon - Có đồng phân vị trí liên kết đôi |
- Có liên kết ba C ≡ C - Có đồng phân mạch Cacbon - Có đồng vị trí liên kết ba |
- Có vòng Benzen - Có đồng phân mạch cacbon (nhánh mà vị trí tương đối của các nhánh ankyl) |
Tính chất vật lí |
- ở điều kiện thường, các hợp chất từ C1 - C4 là chất khí; ³ C5 là chất lỏng hoặc rắn. - Không màu; không tan trong nước |
|||
Tính chất hoá học |
- Phản ứng thế halogen - Phản ứng tách - phản ứng oxi hoá |
- Phản ứng cộng; (H2, Br2, HX) - Phản ứng hoá hợp - Phản ứng oxi hoá khử |
- Phản ứng cộng (H2, Br2, HX). - Phản ứng thế H liên kết trực tiếp với nguyên tử C của liên liên kết ba đầu mạch |
- Phản ứng thế (halogen nitro) - Phản ứng cộng - Phản ứng oxi hoá mạch nhánh |
Ứng dụng |
Làm nhiên liệu, nguyên liệu, dung môi |
Làm nguyên liệu |
Làm nguyên liệu |
Làm dung môi và nguyên liệu |
Hoạt động 2: Yêu cầu hs lấy ví dụ cho sự chuyển hoá giữa các hiđrocacbon.
II. Sự chuyển hóa giữa các loại Hidrocacbon
Chú ý một số chuyển hóa làm thay đổi số nguyên tử C
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
III. Bài tập
Câu 1: Để phân biệt 3 bình khí bị mất nhãn: axetilen, etilen, etan ta dùng nhóm thuốc thử nào sau đây :
A. dd Br2, dd KMnO4
B. Dd AgNO3/NH3, dd Br2
C. Dd AgNO3/NH3
D. Dd Br2
Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân ankin có CTPT C5H8tác dụng với dd AgNO3/NH3dư tạo kết tủa màu vàng:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
4. Củng cố: Cần nắm vững mối liên hệ và chuyển hoá qua lại giữa các hiđrocacbon
5. HDVN : Đọc bài 39-sgk