Giáo án Hóa học 11 bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ mới nhất

Tiết 28 - Bài 20 : MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Biết được :

- Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.

- Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).

- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.

- Sơ lược về phân tích nguyên tố : Phân tích định tính, phân tích định lượng.

2. Kĩ năng:

- Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi.

- Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.

3.Thái độ : Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng , có tư tưởng tiến bộ , chống hủ tục lạc hậu (quan niệm trước đây cho rằng các chất hữu cơ chỉ có trong cơ thể sống và do thượng đế tạo ra , …)

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ;hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

- Năng lực riêng : tư duy hóa học ;sử dụng ngôn ngữ hóa học ;tính toán hóa học ; thực hành hóa học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

- Bảng phân loại hợp chất hữu cơ (SGK).

-TNCM : Tính chất vật lí của HCHC & phân tích định tính các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ

-DC : ống nghiệm ; nút cao su có ống dẫn khí ; đèn cồn ; giá thí nghiệm

–HC : xăng ; nước cất ; Ca(OH)2 ; CuSO4 khan ; quỳ tím ; CuO ; C6H12O6 ;

2. Học sinh: Học sinh ôn lại các kiến thức về hợp chất hữu cơ đã học ở cấp II.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

Lớp dạy

 

Ngày dạy

 

Sĩ số

 

2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học

3. Bài mới:

3.1.Khởi động : Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về phần kiến thức vô cơ – phi kim ; Bắt dầu từ chương này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hóa học hữu cơ

3.2.Hình thành kiến thức mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nêu một vài ví dụ về hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9? Từ các ví dụ trên hãy định nghĩa hợp chất hữu cơ là gì, hóa học hữu cơ nghiên cứu gì?

Dựa vào bảng phân loại hợp chất hữu cơ, nêu nhận xét?

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: hđ nhóm.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:

HS độc lập tư duy – Trình bày kết quả trước lớp .

HS còn lại nghe, đánh giá, bổ sung (nếu có).

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

GV chuẩn xác kiến thức

GV: Nêu một số đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ? Lấy ví dụ cho HS biết để chứng minh.

+ Thí nghiệm về tính chất vật lí của hợp chất hữu cơ :

- GV cho HS quan sát & nhận xét về mùi xăng (chứng tỏ xăng cótnc, tsôi thấp nên dễ bay hơi)

- GV cho HS rót từ từ xăng vào trong nước (thấy phân thành 2 lớp , chứng tỏ xăng không tan trong nước)

+TNCM : Phân tích định tính các nguyên tố C, H trong phân tử hợp chất Glucozơ

- HS : Quan sát thí nghiệm , rút ra nguyên tắc phân tích định tính & phương pháp tiến hành

GV: Mục đích của phân tích định lượng? Phương pháp tiến hành như thế nào?

GV: Đưa ra các công thức tính thành phần phần trăm của phương pháp phân tích định lượng.

I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ:

* Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...).

* Hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

II. Phân loại: có 2 loại

1. Hidrocacbon: Phân tử chứa C và H

bao gồm : no, không no và thơm.

2. Dẫn xuất của hidrocacbon:

Phân tử có nguyên tử của nguyên tố khác thay thế nguyên tử H của hidrocacbon.

Bao gồm : dẫn xuất halogen; ancol, phenol ete; andehit, xetôn; amin, nitro; axit, este; hợp chất tạp chức, polime.

* Có thể phân loại theo mạch vòng hay không vòng.

III. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ:

1. Đặc điểm cấu tạo:

- Do các phi kim tạo thành.

- Liên kết trong phân tử là CHT.

2. Tính chất vật lí:

- tnc, tsôi thấp nên dễ bay hơi.

- Phần lớn không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

3. Tính chất hóa học:

- Kém bền nhiệt và dễ cháy.

- Phản ứng hóa học xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng điều kiện nên tạo hh sản phẩm.

IV. Sơ lược về phân tích nguyên tố:

1. Phân tích định tính:

a. Mục đích: Xác định thành phần nguyên tố trong hchc

b. Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố thành phần của hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng.

c. Phương pháp:

H/c hữu cơ -CuO, t0→ CO2 (đục nước vôi trong), H2O (xanh CuSO4 khan), NH3 (xanh giấy quỳ ẩm)...

2. Phân tích định lượng:

a. Mục đích: Xác định thành phần % nguyên tố trong hchc

b. Nguyên tắc: Chuyển a(gam) một chất hữu cơ chứa C, H, O, N... thành CO2, H2O, N2,...với khối lượng hoặc thể tích đo được chính xác và tính %(m) C, H, N, O...

c. Phương pháp: Nung a gam chất hữu cơ A với CuO, thu sản phẩm và lần lượt cho qua H2SO4 đặc, KOH. Độ tăng khối lượng của các dd trên là mH2O và mCO2 , N2 sinh ra với thể tích đo được chính xác. Sau đó ta tính được %(m) của C, H, N, O...

d. Biểu thức tính:

%(m)C → 12,0.mCO2.100%/44,0.a.

%(m)H → 2,0.mH2O.100%/18,0.a.

%(m)N → 28,0VN2.100%/22,4.a.

%(m)O → 100% - (.....)

3.3. Luyện tập :

u 1: Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau :

A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ

cacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit, muối cacbonat, xianua, cacbua.

C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ

cacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit.

D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon trừ muối cacbonat.

u 2: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

       A.nht thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...

       B. gm có C, H và các nguyên tố khác.

       C.bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

       D.thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.

u 3: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?

A. CO2, CaCO3

B. CH3Cl, C6H5Br.

C. NaHCO3, NaCN

D. CO, CaC2

u 4: Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?

A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6.

B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N.

C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl.D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.

u 5: Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu ?

A. 4.      B. 5.      C. 3.     D. 2.

u 6: Cho dãy chất : CH4 ; C6H6 ; C6H5-OH ; C2H5ZnI ; C2H5PH2. Nhận xét nào sau đây đúng ?

     A. Các chất trong dãy đều là hiđrocacbon.

     B. Các chất trong dãy đều là dẫn xuất của hiđrocacbon.

     C. Các chất trong dãy đều là hợp chất hữu cơ.

     D. Có cả chất vô cơ và hữu cơ nhưng đều là hợp chất của cacbon.

u 7: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là :

     1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H

     2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

     3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

      4) Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.

      5) Dễ bay hơi, khó cháy.

      6) Phn ứng hoá học xảy ra nhanh.

Nhóm các ý đúng là :

A. 4, 5, 6.      B. 1, 2, 3.      C. 1, 3, 5.      D. 2, 4, 6.

u 8: Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với các chất vô cơ ?

A. Độ tan trong nước lớn hơn.B. Độ bền nhiệt cao hơn.

C. Tốc độ phản ứng nhanh hơn.D. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn.

u 9: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:

     A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

     B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

     C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

     D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.

4. Củng cố bài giảng:Nội dung trọng tâm bài học :

- Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.

- Phân tích nguyên tố: phân tích định tính và phân tích định lượng

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, làm bài tập: 3,4/91(SGK)

- Chuẩn bị bài: “Công thức phân tử hợp chất hữu cơ”