Giáo án Hóa học 11 bài 2: Axit, bazơ và muối mới nhất

TIẾT 04 – BÀI 2 : AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1, Kiến thức : Biết được :

- Định nghĩa : axit, bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut.

- Axit một nấc, axit nhiều nấc

2, Kĩ năng

- Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ cụ thể, rút ra định nghĩa.

- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ theo định nghĩa.

- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ cụ thể.

- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

3. Thái độ :

- Thông qua việc học các khái niệm về axit, bazơ & muối  theo thuyết Areniuyt , học sinh thừa hưởng được kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của nhiều thế hệ các nhà bác học ; học sinh cũng học tập được tinh thần hợp tác khoa học của nhiều nhà khoa học.

- Giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với các nhà khoa học

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực chung : tự học; giao tiếp; hợp tác; tư duy logic, so sánh và tổng hợp; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

- Năng lực riêng : tư duy hóa học ;  sử dụng ngôn ngữ hóa học ;  tính toán hóa học ; thực hành hóa học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Giáo viên: Giáo án

 2. Học sinh: Ôn tập lại các khái niệm về Axit , bazơ đã học ở lớp 9

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

Lớp dạy

 

Ngày dạy

 

Sĩ số

 

2, Kiểm tra bài cũ :

Viết phương trình điện li của các chất sau:

a) Ca(NO3)2; H2SO4; HClO; BaCl2; KOH

b) MgCl2; NaOH; HCl; Ba(NO3)2; H3PO4

Bài giải :

a)Ca(NO3)2 => Ca2+   + 2NO­3

H2SO4    => 2H+    +   SO­2-

HClO  ⇄   H+      +     ClO­

BaCl2  => Ba2+   + 2Cl

KOH => K+ + OH-

b) MgCl=> Mg2+   + 2Cl

NaOH => Na+ + OH-

HClà H+ + Cl-

Ba(NO3)2  => Ba2+   + 2NO­3

H3PO4   ⇄   3H+ + PO43-

3, Bài mới :

3.1- Khởi động: Ở chương trình THCS , các em đã được tìm hiểu về: axit, bazơ & muối- đó là các chất điện li; Ở bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về axit, bazơ & muối theo thuyết điện li.

3.2- Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động 1: Axit

+Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Axit là gì? Cho VD ?

- Viết PTĐL của các axit đó ?

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

HS xung phong trình bày kết quả.

HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV chuẩn xác kiến thức.

I. Axít:

1. Định nghĩa: (theo Areniuyt)

- Axít là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Vd: HCl => H+ + Cl-

CH3COOH ⇄ CH3COO + H+

2. Axít nhiều nấc:

-Axít mà 1 phân tử chỉ phân li 1 nấc ra ion H+ là axít 1 nấc.

Vd: HCl, CH3COOH , HNO3

- Axít mà 1 phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axít nhiều nấc.

Vd:  H3PO4

H3PO4 ⇄  H+ + H2PO4-

H2PO4-  ⇄   H+ + HPO42-

HPO42-  ⇄   H+ + PO43-

Hoạt động 2: Bazơ

+Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Bazơ là gì ? Cho VD? Viết PT điện li của chúng. Các dung dịch bazơ trên có gì giống & khác nhau?

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

HS xung phong trình bày kết quả.

HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV chuẩn xác kiến thức.

II. Bazơ:

- Định nghĩa (theo thuyết Areniuyt): Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-

Vd: NaOH →  Na+ + OH-

       KOH   →  K+ + OH-

Ngoài các bazơ thông thường ra , theo Areniuyt một số chất không có nhóm OH trong phân tử cũng có thể là bazơ

VD : NH­3­  + H­2­O  ⇄  NH­4­+    +   OH

3.3-Luyện tập :

- Phân loại các hợp chất sau và viết PT điện li:  H2CO3, Mg(OH)2 ; HBr.

- Làm bài tập 4, 5/sgk trang 10

3.4: Tìm tòi mở rộng :

- Tại sao những người bị bệnh dạ dày ( ợ chua) lại dùng thuốc muối NaHCO3

Trả lời : ợ chua là do dạ dày dư axit H+ nên dùng thuốc muối để trung hòa bớt H+

HCl + NaHCO­3­  → NaCl   + H­2­O   + CO­2­

- Ấm đun nước lâu ngày thường bị đóng cặn, làm thế nào để rửa sạch được lớp cặn đó ?

Trả lời : dùng dd CH3 COOH ngâm trong vài tiếng rồi rửa sạch bằng nước.

CaCO­3­   +   2CH­3­COOH   → (CH­3­COO)­2­Ca   + H­2­O   + CO­2­

- Tại sao không nên dùng nồi bằng kim loại(nồi nhôm , inox, ...) để nấu canh chua ?

- Vì trong canh chua có tính axit , sẽ làm nồi kim loại bị hỏng : 2Al   +   6H+   à   2Al3+­­   + 3H­

- Tại sao đất có nhiều quặng pirit FeS2 lại có độ chua lớn ? Để cải thiện độ chua của đất ta cần làm gì ?

- Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua là do quá trình oxi hóa chậm FeS2 bởi oxi không khí sinh ra : Fe­2(SO­4­)­3  và H­2SO­4theo PT sau :

4 FeS2 +15O­2 +2H­2O--> 2Fe­2(SO­4­)­3   + 2H­2SO­4

- Để khử chua đất người ta thường bón vôi trước khi canh tác

CaO + H2SO4-->CaSO4 +H2O

CaO +H2O-->Ca(OH)2

Fe2(SO4)3 + Ca(OH)2-->2Fe(OH)3 + 3CaSO4

4, Củng cố: GV Hệ thống lại nội dung bài học

 5, Hướng dẫn về nhà :

- Chuẩn bị bài sau : Bài 2- Axit , bazơ & muối (tiếp)

TIẾT 05 – BÀI 2 : AXIT , BAZƠ VÀ MUỐI (T2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1, Kiến thức : Biết được :

- Định nghĩa : hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

- Muối trung hoà, muối axit.

2, Kĩ năng

- Phân tích một số thí dụ về muối cụ thể, rút ra định nghĩa.

- Nhận biết được một chất cụ thể là muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định  nghĩa

- Viết được phương trình điện li của các muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.

- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

3. Thái độ : Học sinh nhiệt tình, chủ động tiếp thu kiến thức

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ;  hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

- Năng lực riêng : tư duy hóa học ;  sử dụng ngôn ngữ hóa học ;  tính toán hóa học ; thực hành hóa học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Giáo viên: Thí nghiệm chứng minh : Zn(OH)­2­ có tính lưỡng tính

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa học lớp 10.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

Lớp dạy

 

Ngày dạy

 

Sĩ số

 

2, Kiểm tra bài cũ :

Viết phương trình điện li của các chất sau:

a) Ca(NO3)2; H2SO3; HClO; BaCl2;

b) MgCl2; NaOH; HCl; Ba(NO3)2;

Bài giải :

(1)   Ca(NO3)2 => Ca2+   + 2NO­3

(2)  H2SO3   ⇄  H+    +   HSO­3-

(2`) HSO­32-   ⇄    H+    +   SO­32-

(3)  HClO    ⇄   H+      +     ClO­

(4) BaCl2    → Ba2+   + 2Cl

b)  (1)MgCl2   → Mg2+   + 2Cl

(2)  NaOH   → Na+ + OH-

(3)  HCl → H+ + Cl-

(4) Ba(NO3)2   →  Ba2+   + 2NO­3

3, Bài mới :

3.1- Khởi động : Ở chương trình THCS , các em đã được tìm hiểu về : axit, bazơ & muối- đó là các chất điện li ; Ở bài hôm nay , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về  axit, bazơ & muối theo thuyết điện li.

3.2- Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động 1: Hiđroxít lưỡng tính

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV thực hiện thí nghiệm ảo, HS quan sát và nhận xét hiện tượng

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

HS xung phong trình bày kết quả.

HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV chuẩn xác kiến thức

III. Hiđroxít lưỡng tính:

* Định nghĩa: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ

Vd: Zn(OH)2 là hiđroxít lưỡng tính

+ Phân li kiểu bazơ:

Zn(OH)2   ⇄   Zn2+ + 2 OH-

+ Phân li kiểu axit:

Zn(OH)2  ⇄  ZnO22- + 2 H+

Hoặc : H­2­ZnO­2­ ⇄  ZnO22- + 2 H+

* Đặc tính của hiđroxít lưỡng tính.

- Thường gặp: Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2

- Ít tan trong H2O

- Lực axít và bazơ của chúng đều yếu

Hoạt động 2: Muối

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Yêu cầu hs viết phương trình điện li của NaCl, K2SO4, (NH4)2SO4 ? NX?

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

HS xung phong trình bày kết quả.

HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV chuẩn xác kiến thức

IV. Muối:

1. Định nghĩa: sgk

* Phân loại : dựa vào tính chất chia 2 loại :

- Muối trung hoà: Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+: NaCl, Na2SO4, Na2CO3

- Muối axít : Muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+: NaHCO3, NaH2PO4

2. Sự điện li của muối trong nước:

-Hầu hết muối tan đều phân li mạnh.(Trừ một số muối là cđl yếu : HgCl­ ; Hg(CN)­2 ; ... )

- Nếu gốc axít còn chứa H có tính axít thì gốc này phân ly yếu ra H+.

Vd: NaHSO3 → Na+ + HSO3-

        HSO3-   ⇄   H+ + SO32-.

-  Trong một số muối như : Na­HPO­ , ... gốc axit vẫn còn H , nhưng vẫn là muối trung hòa , vì gốc axit của nó không phân li ra H+

3.3- Luyện tập :

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Phân loại các hợp chất sau và viết phương trình điện li: CaSO4, (NH4)2SO4, NaHSO4, H2CO3, Mg(OH)2

- Làm bài tập 2/sgk trang 10

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

HS xung phong trình bày kết quả.

HS khác nghe, đánh giá, nhận xét.

+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV chuẩn xác kiến thức

4 Củng cố :

- Tại sao không nên đựng xà phòng (bột giặt) trong chậu bằng nhôm ?

- Xà phòng hay bột giặt thường có môi trường kiềm ; Do đó , khi đựng xà phòng trong chậu nhôm sẽ xảy ra pư sau :

A­l2­O­3­   +   2OH­­­=>  2AlO­22-­­   +  H­2­O

2Al  + 2OH­‑   +  2H­2­O => 2AlO­22-­­   +  3H­2­

- Tại sao khi bị kiến hay bị ong đốt người ta bôi vôi vào chỗ đốt vết thương lại đỡ đau và xưng ?

- Trong nọc kiến hoặc ong có axit , mà bản chất vôi có tính kiềm , nên khi bôi vôi vào chỗ kiến hoặc ong đốt sẽ xảy ra phản ứng trung hòa : H+   +   OH‑­­  => H­2­O

Do đó , vết thương sẽ đỡ đau & xưng

5, - Hướng dẫn về nhà :

* Hướng dẫn về nhà :

- Học bài & làm bài tập về nhà – sgk, 10

- Chuẩn bị bài sau : Bài 3- Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ