Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn Trao duyên

a. Mở bài.

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên và vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong đoạn trích.

b. Thân bài.

- Vấn đề sử dụng ngôn ngữ: luôn được văn thi nhân quan tâm. Nó là điều làm nên sự sống còn của tác phẩm.

- Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật: còn là ngôn ngữ văn chương, ngôn từ: văn học đòi hỏi phải có tính gợi hình, gợi cảm. Đó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn để đạt hiệu quả thẩm mĩ cao.

1. Ngôn ngữ nghệ thuật trước hết đảm bảo chức năng thông tin

- Gia đình Kiều gặp tai biến.

- Kiều bán mình chuộc cha.

- Trong hoàn cảnh đó, nàng đã trao duyên cho em.

Tình cảm nhân đạo của tác giả thấm đẫm trong từng câu chữ.

2. Vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích thể hiện ở tính hình tượng (Đó là khả năng ngôn ngữ gợi lên những hình ảnh làm các nhân vật như chuyến động và hiện hữu như ngoài đời).

- Không những khắc họa cử chỉ, hành động của Kiều mà còn thể hiện được suy nghĩ, ý nguyện của mình.

+ Cậu em.

+ Quạt nồng ướt lạnh -► những từ ngữ bộc lộ nỗi đau đóm, xót xa và diễn tả.

+ Chén thề.

+ Bồ liễu.

+ Trúc mai.

Ngoài nghĩa đen tình cảm của Kim Trọng những từ ngữ này còn gợi lên cá dáng điệu mảnh mai, yếu ớt của Kiều.

Hiện lên từng câu, từng chữ là bóng dáng tội nghiệp, yếu ớt, đau khổ của Thúy Kiều, là sự dày vò vì tình yêu bị chia rẽ, là nỗi xót xa vì tình yêu tan vỡ, là sự hoảng hốt vì tương lai lắm bất trắc.

3. Vẻ đẹp ngôn ngữ của đoạn trích còn thể hiện ở tính cá thể hóa.

- Cả đoạn trích là ý chí, bình thản khi trao duyên nhưng rồi lại chìm vào tình yêu và bi kịch tinh thần của mình.

- Qua ngôn ngữ nhận ra Kiều là người thông minh, sắc sảo, tinh tế, ý nhị nhưng nàng vẫn là một người yếu đuối, một người trong lưới tình giăng mắc, ở Kiều ta thấy mọi phụ nữ và đau đớn vì yêu.

c. Kết luận:

Khẳng định ngôn ngữ nghệ thuật làm nên sức sống của Truyện Kiều.

loigiaihay.com