KB1
Bài ca dao là lời châm biếm hài hước, nhẹ nhàng những thói hư, tật xấu trong xã hội. Đồng thời bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động xưa: sự lạc quan, yêu đời của họ trong cảnh đời còn nhiều khó khăn, vất vả.
KB2
Có lẽ rằng khi đọc bài ca dao trào lộng “Cưới nàng anh toan dẫn voi…,” nhưng dường như đằng sau tiếng cười hả hê có khi là nước mắt. Với chính những tình cảm sâu sắc cả sự thương yêu, đồng cảm trong cuộc sống, thuận vợ thuận chồng trong nếp nghĩ và công việc, và đó chính là động lực là lý do để những đôi lứa đang yêu nhất định sẽ sống hạnh phúc. Đó cũng cùng là ước mơ của người bình dân tự ngàn xưa.
KB3
Bên cạnh sự mỉa mai, giễu cợt, câu ca dao mang tính giáo dục thật sâu sắc, thâm thúy: con người muốn sống tốt, có ích cần phải hăng say lao động.
KB4
Qua giọng điệu, ta có thể hiểu nội dung của câu ca dao theo hai nét nghĩa. Một là thể trạng ốm yếu của anh chàng là do cha mẹ sinh ra, nhưng anh ta không chịu rèn luyện để có được một thân thể cường tráng, khỏe mạnh. Hai là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi.
KB5
Bài ca dao là tiếng cười vui vẻ, sảng khoái của ông cha ta sau những giờ làm việc vất vả, là tiếng cười phê phán, nhưng không hề có ác ý, hay ghét bỏ. Qua đó, ông cha ta cũng muốn khuyên răn con cháu rằng, hãy biết nhận thức cái đúng, cái sai, cái đẹp, cái xấu, cái tốt và cái không tốt, đừng để tình yêu làm cho mù quáng như anh chồng trong bài ca dao, cũng đừng vụng về như cô vợ để khiến người xung quanh chê cười.
Nguồn: Sưu tầm