KB1
Để sánh vai cùng các nước mạnh trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần có nhiều hơn nữa những người tài đức. Chính bởi vậy tư tưởng của Thân Nhân Trung thêm một lần nữa cần được khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của nó. Đó chính là kim chỉ nam không chỉ của một thời đại để xây dựng một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng thực sự.
KB2
Bài viết của Thân Nhân Trung như một tiếng chuông làm thức tỉnh lòng yêu nước, muốn được cống hiến cho đất nước của các bậc hiền tài. Đây không chỉ là bài học về việc xây dựng đất nước giàu mạnh trong xã hội thời Lê mà còn là bài học cho ngày nay khi mà giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu.
KB3
Giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa khoá mở cửa vào tương lai dân tộc. Văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chung của đất nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Trần Nhân Trung thường xuyên nhắc nhở các triều đại về chính sách đối với kẻ sĩ, và luôn luôn minh chứng lời nói bất hủ của ông về sự thịnh suy của đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài.
KB4
Đọc bài "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" ta càng hiểu rõ hơn nền văn hiến của dân tộc. Chính việc "bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí, (dựng bia tiến sĩ đã góp phần to lớn xây nền văn hiến ngày thêm rạng rỡ). Bài học lịch sử được rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là lấy việc giáo dục làm quốc sách, coi trọng việc đào tạo nhân tài, biệt đãi kẻ sĩ để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
KB5
"Hiền tài" không phải tự nhiên mà có. Ngoài năng khiếu bẩm sinh mang tính chất truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương... thì người tài phải được phát hiện, giáo dục, đào tạo một cách nghiêm túc và bài bản để thực sự trở thành "hiền tài" của đất nước.
Nguồn: Sưu tầm