MB1
Ca dao hài hước, châm biếm là một bộ phận không thể không thể thiếu của kho tàng ca dao Việt Nam. Những bài ca dao hài hước là tiếng cười mua vui, giải trí thỏa mãn về nhu cầu giải trí tinh thần của người lao động xưa. Bài ca dao còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động, họ là những người lạc quan, yêu đời.
MB2
Ca dao là một sản phẩm của tác giả dân gian nhằm truyền đạt những tâm tư tình cảm của nhân dân lao động. Nội dung phản ánh của ca dao rất đa dạng từ tình cảm gia đình, quê hương, làng xóm đến tình cảm cá nhân, lứa đôi. Trong ca dao, còn có một loại phản ánh chính là ca dao hài hước. Đó chính là dùng tiếng cười trong những bài ca dao để châm biếm, phê phán và qua đó thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh của nhân dân lao động.
MB3
Ca dao – dân ca được coi là một thể loại văn học dân gian mà nó dường như có khả năng đi sâu phản ánh mọi mặt cuộc sống tinh thần cũng nư vật chất của nhân dân lao động. Và có lẽ rằng chính phong tục cưới xin cũng là một để tài quen thuộc mà ca dao thường quan tâm, miêu tả. Dường như chính với cái nhìn hóm hỉnh, hài hước, tác giả dân gian phản ánh phong tục cưới xin ngày xưa qua bài ca dao sau đây:
Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để chò con lợn, con gà nó ăn…
MB4
Ca dao tục ngữ là tiếng hát tâm tình, tình cảm của người dân lao động. Niềm vui, nỗi buồn, hay giận hờn, mỉa mai đều được gửi gắm trong những bài ca dao dễ thuộc, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người. Trong số đó có những bài ca dao thể hiện sự hài hước, mỉa mai những kẻ mang tiếng là đàn ông nhưng lại lười nhác, vô tích sự… Bài ca dao sau là một ví dụ tiêu biểu:
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
MB5
Từ xưa, nhân dân ta đã lấy ca dao - dân ca làm vũ khí sắc bén đấu tranh với giai cấp thông trị áp bức bóc lột và phê phán các thói hư tật xấu trong nội bộ của mình. Tiêng cười vang lên mọi nơi, mọi lúc, hấp dẫn già trẻ, gái trai, tạo nên một không khí vui vẻ làm vơi đi bớt nỗi mệt nhọc sau một ngày lao động vất vả. Trong ca dao, người phụ nữ vốn là đối tượng luôn được ưu ái nhưng trường hợp đặc biệt sau đây thì lại là đề tài đàm tiêu của công chúng:
Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu chồng bảo râu rống trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo vếnhà đỡ cơm.
Trên đầu những rạ cùng rơm,
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
Nguồn: Sưu tầm