Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
- Giới thiệu thời kì Đặng Trần Côn sống:
+ Thời kì Đặng Trần Côn sống có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở quanh kinh thành Thăng Long.
+Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận.
+ Nhân dân lâm vào cảnh tan tác loạn li. Oán ghét chiến tranh phi nghĩa, cảm thương cho những nỗi khổ đau, mất mát {trong đó có mất mát về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi) của con người nhất là những người phụ nữ có chồng đi lính.
=> Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm.
- Tác phẩm Chinh phụ ngâm
+ Thể loại: thể ngâm, là một thể cổ
+ Chữ biết: chữ Hán
+ Đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích trong bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm. Dịch giả dịch sang tiếng Việt (chữ Nôm) theo thể song thất lục bát (gồm 2 câu 7 chữ và 2 câu lục bát nối tiếp nhau). Tên đoạn trích do các nhà biên soạn đặt.
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề.
Bài mẫu
Văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX phát triển trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái, đất nước rơi vào tình trạng loạn lạc. Chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh với Nguyễn dẫn đất nước đến tình trạng chia cắt lâu dài. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra và đỉnh cao là khởi nghĩa như bão táp của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã đánh tan ba tập đoàn phong kiến đàng trong, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã đánh tán ba tập đoàn phong kiến đàng trong, đàng ngoài và các cuộc xâm lăng của ngoại bang ở phía Nam cũng như phía Bắc. Nhà Tây Sơn chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn bị nhà Nguyễn lật đổ, khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế và đưa đất nước vào hiểm họa xâm lăng.
Được phong trào dân tộc, dân chủ nâng đỡ văn học Việt Nam phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Bao trùm lên cả giai đoạn văn học là cảm hứng nhân đạo. Nổi bật trong sáng tác là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hanh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân nhất là người phụ nữ.
Thời kì Đặng Trần Côn sống có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Nhân dân lâm vào cảnh tan tác loạn li. Oán ghét chiến tranh phi nghĩa, cảm thương cho những nỗi khổ đau, mất mát {trong đó có mất mát về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi) của con người nhất là những người phụ nữ có chồng đi lính. Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm.
Ngâm là một thể loại văn học cổ, xuất hiện và phát triển mạnh ở Việt Nam vào giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa dầu thế kỉ XIX mà hai thành tựu nổi bật là Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm về nỗi lòng của người vợ có chồng ra trộn) của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm (Khúc ngâm về nỗi oán sầu của người cung nữ) của Nguyễn Gia Thiều.
Chinh phụ ngâm là tác phẩm được viết bằng chữ Hán, theo thể trường đoản cú (các câu thơ dài ngắn không đều nhau), thuộc loại thơ trữ tình, cần phải hiểu đặc trưng của thơ trữ tình. Nếu tự sự kể lại, miêu cả sự kiện diễn ra bên ngoài một cách khách quan thì trữ tình là miêu tả thế giới nội tâm với các diễn biến bên trong tâm hồn. Trong thơ trữ tình có thể kể sự việc nhưng kể việc cũng chỉ để diễn tả cảm xúc, nội tâm nhân vật mà thôi. Nhiệm vụ của nhà văn nhà thơ là tả sao cho cái vô tả ngoại cảnh, tả thiên nhiên, tả nội tâm qua ngoại hình, và hành động, cử chỉ...
Đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích trong bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm. Dịch giả dịch sang tiếng Việt (chữ Nôm) theo thể song thất lục bát (gồm 2 câu 7 chữ và 2 câu lục bát nối tiếp nhau). Tên đoạn trích do các nhà biên soạn đặt.
Những câu thơ trong Chinh phụ ngâm khúc là tiếng lòng não nùng, chua xót của người thiếu phụ cô đơn lẻ bóng, ngày qua tháng lại ngóng trông mòn mỏi người chồng ở nơi chiến địa. Hơn ba trăm năm đã trôi qua, nhưng tiếng lòng ấy da diết nhớ mong, như một lời nhắc nhở người đời về sự tàn khốc, thảm hại của các cuộc chiến tranh đối với con người.