MB1
Không có một nỗi đau nào bằng nỗi đau vợ xa chồng, con xa cha,mẹ già xa tiễn con ra mặt trận. Những nỗi đau, nỗi khổ tâm ấy như tức tưởi dâng trào,lúc lại nghẹn ngào khó tả, đặc biệt là cảnh người phụ nữ phải chứng kiến cảnh tiễn chồng ra chiến trận, không biết có được gặp lại nữa hay không. Chinh phụ ngâm khúc là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Đặng Trần Côn cùng với những vần thơ dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm viết về đề tài này.
MB2
Phải chăng trong bất cứ cuộc chia li nào thì người ở lại cũng là người đau khổ nhất. Nền văn học Việt Nam đã chứng kiến biết bao cuộc chia li trong lịch sử, đặc biệt ở thế kỉ XVIII, Đặng Trần Côn đã lấy bối cảnh cuộc chia li đầy lưu luyến, bi thương của người phụ nữ phải xa chồng trong thời gian dài, chờ tin chồng ra trận trở về với khao khát hạnh phúc lứa đôi qua khúc ngâm Chinh phụ ngâm khúc. Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" là đoạn trích tiêu biểu nhất diễn tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
MB3
Trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, cuộc đời người phụ nữ luôn gắn liền với những đau khổ và bất hạnh. Dù có phẩm cao quý, tốt đẹp đến đâu thì số phận của họ vẫn đầy rẫy những bi kịch. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc đời đầy những đau thương, nước mắt của họ chính là tấn bi kịch do chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây ra. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn là tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ điều này. Qua những câu thơ chất chứa tâm trạng và dòng độc thoại nội tâm nhân vật, thi phẩm đã khắc họa nỗi đau khổ cũng như khát khao về hạnh phúc lứa đôi, về mái ấm gia đình của người chinh phụ trong những tháng ngày xa cách và mong chờ người chinh phu trở về.
MB4
“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.”
Văn học Việt Nam đã từng chứng kiến biết bao những cuộc chia li, tiễn biệt đầy lưu luyến như thế. Và ở thế kỉ thứ XVIII, “Chinh phụ ngâm” một tác phẩm lấy từ đề tài chia li trong chiến tranh đã của Đặng Trần Côn đã cho chúng ta thấy được một cuộc tiễn biệt thấm đẫm tâm trạng, đằng sau đó là nỗi đau người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã làm nỗi bật lên nỗi lẻ loi cô đơn cùng những nhớ mong, và có cả những khao khát hạnh phúc của người chinh phụ.
MB5
Văn học thế kỉ XVIII là văn học của những tiếng nói cảm thương, cảm thông cho số phận bất hạnh của người phụ nữ. Ngoài kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du ta cũng không thể không nhắc đến tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Tác phẩm là tiếng lòng thiết tha, thổn thức của người phụ nữ khi có chồng phải ra chiến trận. Tâm trạng của nhân vật được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Nguồn: Sưu tầm