Dàn ý
1. Mở bài:
- Biết tính Tào Tháo đa nghi, Lưu Bị cố tìm mọi cách để che giấu ý đồ của mình.
- Lưu Bị trồng một vườn rau, ngày ngày vun xới...
2. Thân bài:
* Diễn biến câu chuyện:
- Bát ngờ, Tào Tháo mời Lưu Bị đến phủ Thửa tướng uống rượu.
- Trong bữa rượu, Tào Thảo bàn luận về thế nào là anh hùng, cốt để dò xét Lưu Bị.
- Trước sức ép của Tào Tháo, Lưu Bị đưa ra một số nhân vật nhưng Tào Tháo đểu phủ nhận.
- Tào Tháo nêu quan điểm của mình về anh hùng.
- Lưu Bị cố tỏ vẻ khiêm nhường, giấu mình rất kín trước kẻ gian hiểm là Tào Tháo.
- Tào Tháo chỉ đích danh mình và Lưu Bị xứng đáng là anh hùng trong thiên hạ khiến Lưu Bị sợ hãi đánh rơi cả đũa.
3. Kết luận:
- Lưu Bị nhanh trí che đậy sự sợ hãi của mình bằng việc đổ cho tiếng sấm bất ngờ.
- Tào Tháo thấy thế không nghi ngờ gì nữa.
Bài mẫu
Trong thời gian sống tạm trên đất Ngụy, biết tính Tào Tháo đa nghi nên tôi cố nghĩ ra mọi cách để đánh lạc hướng. Sợ hắn nghi mình có mưu đồ gì nên tôi bèn cuốc đất làm một vườn rau sau nhà, ngày ngày vun xới, tưới tắm cho rau xanh tốt. Quan Công, Trương Phi thấy vậy hỏi rằng: “Anh không lưu tâm đến việc lớn của thiên hạ, học làm chi cái việc của kẻ tiểu nhân này?”. Tôi chỉ mỉm cười nói nhỏ: “Hai em biết đâu ý của anh!”. Từ đó, họ không hỏi nữa.
Một hôm, cả hai người cùng đi chơi vắng, tôi đang lom khom tưới rau thì thấy Hứa Chử và Trương Liêu dẫn vài chục quân lính vào vườn, nói rằng Tào Tháo mời tôi đến ngay phủ Thừa tướng. Tôi giật mình hỏi có việc gì khẩn cấp thì họ bảo là không rõ, chỉ biết vâng lệnh đi mời mà thôi.
Tôi vội theo hai người vào yết kiến Tào Tháo. Tào Tháo cười và nói rằng: “Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ!”. Tôi sợ tái mặt, không hiểu hắn muốn dọ dẫm điều gì, hay mình có sơ hở gì chăng?! Nói rồi, Tháo cầm tay tôi dẫn ra vườn sau nhà và bảo: “Huyền Đức học làm vườn chắc không phải là một việc dễ dàng?”. Lúc bấy giờ, tôi mới vững dạ đáp: “Không có việc gì nên làm vườn để tiêu khiển thôi!”.
Đi qua một gốc mơ, Tháo nói: “Vừa rồi thấy trên cành mơ đã có quả xanh, sực nhớ dạo trước đi đánh Trương Tú, dọc đường không có nước, tướng sĩ khát cào cuống họng. Bấy giờ ta nghĩ ra được một kế, cầm roi vờ trỏ nói rằng trước mặt có rừng mơ. Quân sĩ nghe thấy nói đến mơ, ai cũng ứa nước dãi, đỡ được cơn khát. Nay mơ có thật, nên hái xuống thưởng thức, vả lại, rượu nấu vừa chín, vì vậy cho mời sứ quân đến tiểu đình uống rượu”.
Tôi đã trấn tĩnh được phần nào. Đến tiểu đình thì thấy bày sẵn mâm bát, giữa bàn có một đĩa mơ xanh và một bình rượu nóng. Tôi và Tào Tháo ngồi đối diện, ăn uống vui vẻ. Lúc rượu đã ngà ngà say, chợt thấy mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp kéo đến. Quân hầu trỏ lên trời, bẩm: “Có vòi rồng lấy nước”. Tôi và Tào Tháo cùng dựa vào lan can ngắm xem. Tháo hỏi: “Sứ quân có biết rồng nó biến hoá thế nào không?”. Tôi lắc đầu đáp: “Tôi chưa được tường”. Tào Tháo cao hứng giải thích: “Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay, lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hoá, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời. Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng đời nay hẳn đã biết cả, xin thử nói cho ta nghe !”.
Tôi giả bộ từ chối: “Bị này người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng”. Tào Tháo vỗ vai tội: “Huyền Đức không nên nhún mình quá !”. Tôi vẫn một mực khiêm tốn: “Bị này được nhờ ơn Thừa tướng làm quan trong triều; anh hùng trong thiên hạ thực không được biết!”. Tháo cố gặng: “Đã đành không biết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ ?”. Đến lúc này thì tôi không thể không đưa ra ý kiến của mình. Tôi nói: “Viên Thuật ở Hoài Nam binh lương nhiều, có thể cho là anh hùng được chăng?”. Tào Tháo cười, tỏ vẻ khinh bỉ: “Nó như xương khô trong mả, chỉ nay mai là ta bắt được”. Tôi lại nói: “Anh Viên Thuật là Viên Thiệu ở Hà Bắc, bốn đời làm tam công, có nhiều đầy tớ cũ; hiện nay như con hổ dữ hùng cứ ở vùng Kí Châu; bộ hạ nhiều tay tài giỏi, có thể cho là anh hùng được chăng?”. Tháo lại cười nói: “Viên Thiệu ngoài mặt mạnh bạo, trong bụng nhút nhát, thích mưu mẹo mà không quyết đoán, làm việc lớn lại lo đến bản thân, thấy lợi nhỏ thì lại quên mình, không thể gọi là anh hùng được!”. Tôi đưa ra nhân vật tiếp theo: “Có người nổi tiếng trong tám kẻ tuấn kiệt, uy danh khắp cả chín châu là Lưu cảnh Thăng, có thể cho là anh hùng được chăng ?”. Tháo cười lớn hơn rồi xua tay: “Lưu Biểu có hư danh nhưng không có thực tài, không phải anh hùng !”. Tôi lại nói: “Có một người sức lực đương khoẻ, đứng đầu xứ Giang Đông là Tôn Bá Phù, hẳn là anh hùng ?”. Tào Tháo lắc đầu: “Tôn Sách nhờ danh tiếng của bố, không phải anh hùng!”. Tôi suy nghĩ một lát rồi tiếp: “Lưu Quý Ngọc ở ích Châu có phải là anh hùng không?”. Tào Tháo lộ rõ vẻ coi thường: “Lưu Chương tuy là tôn thất nhưng chỉ như con chó giữ nhà, sao gọi là anh hùng?”. Tôi đưa ra câu hỏi cuối cùng: “Như bọn Trương Tú, Trương Lỗ và Hàn Toại thì thế nào?”. Tào Tháo vỗ tay cười to: “Lữ tiểu nhân nhung nhúc ấy thì nói làm gì?”. Thấy Tào Tháo tỏ vẻ khinh thường tất cả, tôi biết hắn quá tự cao tự đại nên bảo: “Ngoài những người ấy ra, Bị thực không còn biết ai nữa”.
Vẫn trong cơn cao hứng, Tào Tháo rung đùi giảng giải: “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia!”. Tôi vờ hỏi: “Ai có thể xứng đáng được như thế?”. Tức thì, Tháo lấy tay trỏ vào tôi rồi lại trỏ vào mình mà rằng: “Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi!”. Nghe Tháo nói, tôi sợ hãi buông rơi cả đũa. Bất chợt,,cơn mưa kéo đến, tiếng sấm rền vang. Tôi cúi xuống nhặt đũa và nói lảng đi rằng: “Gớm thật! Tiếng sấm dữ quá!”. Tháo cười hỏi: “Trượng phu mà cũng sợ sấm à ?”. Tôi càng cố làm ra vẻ sợ hãi thật sự: “Đức thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ gió to cũng biến đổi sắc mặt, sao tôi lại không sợ!”. Bằng’câu nói ấy, tôi đã che đậy được việc giật mình đánh rơi cả đũa khi nghe Tháo gọi mình là anh hùng. Tào Tháo thấy thế không nghi ngờ gì tôi nữa.