Bài 9 : QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Trình bày mối liên quan giữa pha sáng và pha tối
- Phân biệt các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C3, C4, CAM
2/ Kỹ năng : Rèn cho học sinh một số kỹ năng :
- Quan sát tranh hình, sơ đồ để mô tả được chu trình C3, C4
- Phân tích tổng hợp để so sánh quang hợp ở C3,C4 và CAM
3/Thái độ:
- Giải thích được phản ứng thích nghi của các nhóm thực vật trong môi trường sống, liên hệ thực tế
4. Năng lực
a, Năng lực chung.
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
- Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
- Năng lực sáng tạo
II/Phương tiện dạy học:
- Các tranh vẽ H 9.1 trang 40, H 9.2 trang 41, H 9.3 trang 42, H 9.4 trang 42
- Phiếu học tập dùng cho pha sáng của Quang hợp
Bảng phụ phiếu học tập số 1: PHA SÁNG CỦA QUANG HỢP
Khái niệm |
Pha sáng là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH |
Nơi diễn ra |
ở tilacôit |
Nguyên liệu |
H2O và ánh sáng |
Sản phẩm và vai trò |
ATP,NADPH và O2 cung cấp cho pha thứ |
Bảng phụ phiếu học tập số 2: SO SÁNH PHA TỐI Ở THỰC VẬT C3,C4, CAM
Chỉ số so sánh |
Thực vật C3 |
Thực vật C4 |
Thực vật CAM |
Nhóm thực vật |
Đa số thực vật |
Một số thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới như:mía,rau dền,ngô, cao lương… |
Những loài thực vật sống ở vùng hoang mạc khô hạn như dứa , xương rồng, thuốc bỏng, thanh long, … |
Chất nhận CO2 |
Ribulôzơ 1-5-diP |
PEP (phôtphoenolpiruvat) |
PEP |
Sản phẩm đầu tiên |
APG(hợp chất 3 cacbon) |
AOA(hợp chất 4 cacbon) |
AOA |
Thời gian cố định CO2 |
Chỉ 1 giai đoạn vào ban ngày |
Cả 2 giai đoạn đều vào ban ngày |
Giai đoạn 1 vào ban đêm Giai đoạn 2 vào ban ngày |
Các tế bào quang hợp của lá |
Tế bào nhu mô |
Tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch |
Tế bào nhu mô |
Sự phân bố lục lạp |
Một |
Hai |
Một |
- Phiếu học tập dùng so sánh pha tối ở Thực vật C3,C4,CAM.
III/ Trọng tâm : Đặc điểm quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM thể hiện sự thích nghi kì diệu củathực vậtvới điều kiện môi trường.
IV/ Phương pháp :Hoạt động nhóm + Vấn đáp tái hiện + Đàm thoại phát hiện
V / Tiến hành bài giảng
1/ Ổn định lớp học (1p)
2/ Kiểm tra bài cũ (3p)
Quang hợp ở cây xanh là gì ? Lá cây xanh đã có những đặc điểm gì để thích nghi với quang hợp ? (Giáo viên có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm 5,6 trang 39 SGK để kiểm tra bài cũ )
Hs trả lời, gọi hs khác bổ sung
GV nhận xét đánh giá.
3/Bài mới (41p)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
|||||||||||||||||||||
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Trong bài quang hợp ở cây xanh chúng ta đã biết lá cây là cơ quan quang hợp có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. Theo các em, bản chất của quá trình quang hợp là gì? Để tìm hiểu rõ về quá trình quang hợp chúng ta cùng đi vào bài mới. |
|||||||||||||||||||||||
B. Hình thành kiến thức (30p) |
|||||||||||||||||||||||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thực vật C3 |
|||||||||||||||||||||||
B1: GV cho quan sát hình 9.1, mục I.1 hoàn thành PHT, trả lời câu hỏi: - Pha sáng diễn ra ở đâu, những biến đổi nào xảy ra trong pha sáng? - PHT
B2: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. B3: : GV cho HS nghiên cứu mục I.2, quan sát hình 9.2, 9.3, 9.4 trả lời câu hỏi : - Pha tối ở thực vật C3 diễn ra ở đâu, chỉ rõ nguyên liệu, sản phẩm của pha tối ? B4: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. |
-HS quan sát hình, nghiên cứu SGK → hoàn thành PHT và trả lời câu hỏi. -HS nghiên cứu mục I.2, quan sát hình → trả lời câu hỏi. |
I. Thực vật C3: 1.Pha sáng - Diễn ra ở tilacoit. - Nguyên liệu : nước, ánh sáng. - Sản phẩm: ATP, NADPH và O2. 2. Pha tối : - Diễn ra ở chất nền của lục lạp. - Cần CO2 và sản phẩm của pha sáng ATP và NADPH. - Sản phẩm : Cacbohidrat - Pha tối được thực hiện qua chu trình Calvin. Gồm 3 giai đoạn : + Giai đoạn cố định CO2. + Giai đoạn khử APG. + Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Ri-1,5-điP ** Năng lực: Năng lực quan sát tranh Năng lực phân tích so sánh. Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượngthực tế.Năng lực khái quát hóa. |
|||||||||||||||||||||
* Hoạt động 2: Tìm hiểu lá là cơ quan quang hợp. |
|||||||||||||||||||||||
B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II, quan sát hình 9.2, 9.3, 9.4 → trả lời câu hỏi : - Hãy rút ra những nét giống nhau và khác nhau giữa thực vật C3, C4? - Hoàn thành PHT
B2: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. |
II. Thực vật C4 : - Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, rau dền, ngô, cao lương, kê… - Gồm chu trình cố định CO2 tạm thời (chu trình C4)và tái cố định CO2 theo chu trình Calvin. Cả 2 chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở 2 nơi khác nhau trên lá. |
||||||||||||||||||||||
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu thực vật CAM |
|||||||||||||||||||||||
B1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi: - Pha tối của thực vật CAM diễn ra ntn ? Chu trình CAM có ý nghĩa gì đối với thực vật ở vùng sa mạc. - Pha tối ở thực vật C3, C4 và CAM có điểm nào giống và khác nhau? B2: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. |
HS nghiên cứu mục II → trả lời câu hỏi. |
III. Thực vật CAM: - Gồm những loài mọng nước sống ở các sa mạc, hoang mạc và các loài cây trồng như dứa, thanh long… - Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày. |
|||||||||||||||||||||
3. Củng cố: - Nguồn gốc của O2 trong quang hợp? - Hãy chọn đáp án đúng: 1. Sả phẩm của pha sáng là: a. H2O, O2, ATPb. H2O, ATP và NADPH c. O2, ATP và NADPHd. ATP, NADPH và APG 2. Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối là : a. O2, ATP và NADPHb. ATP, NADPH và CO2 c. H2O, ATP và NADPHd. NADPH, APG và CO2 |
|||||||||||||||||||||||
4.Mở rộng, vận dụng Chọn phương pháp đúng. Giải thích. 1. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là : A. Pha sáng.B. Chu trình Canvin. C. Chu trình CAM.D. Pha tối. 2.Một cây C3 và một cây C4 được đặc trong cùng một chuông thuỷ tinh kín dưới ánh sáng. Nồng độ CO2 thay đổi thế nào trong chuông? A. Không thay đổi.B. Giảm đến điểm bù của cây C3. C. Giảm đến điểm bù của cây C4.D. Nồng độ CO2 tăng. 3. Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì: A. Sử dụng con đường quang hợp C3B. Giảm độ dày của lớp cutin lá . C. Vòng đai Caspari phát triển giữa lá và cành.D. Sử dụng con đường quang hợp CAM. |
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.