Bài 36. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm về sự phát triển ở thực vật
- Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển cử rthực vật.
- Nêu được khái niệm về hoocmôn ra hoa forigen.
- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
- Trình bày được những ứng dụng kiến thức về sinh trưởng, phát triển vào đời sống.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện được kĩ năng vận dụng, so sánh và phân tích.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
3. Thái độ.
Thấy được vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của thực vật.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài : Mục II, những nhân tố chi phối sự ra hoa.
5. Định hướng các năng lực:
- Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt : Vận dụng kiến thức về phát triển ở thực vật để giải thích một số hiện tương thực tế, vận dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển vào thực tiễn trồng trọt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1, Giáo viên.
Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 36 SGK, hình vẽ 36.1 SGK nâng cao và phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP.
Câu 1: Cây mùa đông là gì? Thế nào là hiện tượng xuân hoá? Ở địa phương em có những loại cây nào thuộc cây mùa đông?
Câu 2: Quang chu kì là gì? Thế nào là cây ngày rài, ngày ngắn, trung tính? Cho ví dụ? Phân biệt với cây dài ngày, ngắn ngày?
Câu 3 Phitôcrôm là gì, vai trò của phitôcrôm?
III. PHƯƠNG PHÁP.
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi.
IV, TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Ổn định lớp học (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
Câu 1: Hoocmôn thực vật là gì? Đăc điểm của hoocmôn thực vật?
Câu 2: Có mấy loại hoocmôn thực vật? Nêu tên và cho ví dụ về tác dụng của mỗi loại hoocmôn đó?
3. Bài mới (40p)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. |
||
B. Hình thành kiến thức (30p) |
||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phát triển là gì? |
||
+B1:GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát ví dụ để trả lời câu hỏi : VD: Hạt thóc nảy mầm tạo thành cây thóc, có rễ, lá, cành…..gọi là phát triển. Vậy phát triển của thực vật là gì? Nêu đặc điểm của phát triển thực vật? |
+B2: HS trả lời các câu hỏi, giáo viên phân tích các ví dụ chứng minh. |
I. Phát triển là gì. - Khái niệm: Phát triển của thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu kì sống, bao gồm ba quá trình liên tiếp liên quan với nhau: Sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. - Ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kín: Chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản. - NL quan sát tranh hình - NL hợp tác làm việc nhóm - NL rút ra kiến thức từ hiện tượng quan sát |
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những nhân tố chi phối sự ra hoa |
||
+B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình vẽ 36 trả lời câu hỏi : Ở thực vật 1 năm căn cứ vào đâu để xác định tuổi cây? Tuổi cây có ý nghĩa gì với sự ra hoa của cây? +B2: GV.Yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm trong thời gian 7 phút hoàn thiện phiếu học tập: - GV điều khiển các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng theo đáp án. +B4: GV Sử dụng câu hỏi bổ sung: - Xác định quang chu kì có ý nghĩa gì trong trồng trọt? - Kể tên một số cây mùa đông có ở Việt Nam? +B6: GV: Chính xác kiến thức. +B7: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình vẽ 36.1 SGK nâng cao trả lời câu hỏi : Tại sao cây trong tối hình A không ra hoa, mà ở hình B lại ra hoa? |
+B3:HS Thảo luận nhóm trong thời gian 7 phút để hoàn thiện phiếu học tập. +B5: HS: Trả lời câu hỏi. +B8: HS: Trả lời câu hỏi. |
II. Những nhân tố chi phối sự ra hoa. 1. Tuổi cây. - Ở thực vật điều tiết sự ra hoa phụ thuộc vào tuôỉ cây. - Mỗi loài cây có tuổi ra hoa xác định. 2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì. a, Nhiệt độ thấp. - Một số loài cây chỉ ra hoa kết hạt sau khi trải qua mùa đông lạnh gọi là cây mùa đông. - Hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là xuân hoá. b. Quang chu kì. - Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày đên gọi là quang chu kì. - Cây chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn gọi là cây ngày ngắn, VD cà phê chè, lúa…. - Cây chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài gọi là cây ngày dài, VD: Lúa mì, đại mạch… - Một số cây ra hoa không phụ thuộc vào quang chu kì gọi là cây trung tính, VD: Cây hướng dương… c. Phitôcrôm. - Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì và là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt nảy mầm cần ánh sáng. - Vai trò: Phitôcrôm có khả năng hấp thụ ánh sáng đỏ và đỏ xa quyết định đến sự nảy mầm, ra hoa, mở khí khổng. Từ đó quyết định đếnphản ứng quang chu kì của thực vật. 3. Hoocmôn ra hoa. - Trong điều kiện quang chu kì thích hợp trong lá cây hình thành hoocmôn ra hoa ( Fliorigen) làm cho cây ra hoa. - NL định nghĩa - NL tư duy, trình bày nội dung - NL sử dụng ngôn ngữ - năng lực hợp tác - NL trình bày - NL phân tích - NL hợp tác làm việc nhóm - NL quan sát tranh hình rút ra kiến thức - NL tư duy, sử dụng ngôn ngữ viết, nói - NL hợp tác nhóm |
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển |
||
+B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi : - Nêu ứng dụng của sinh trưởng trong trồng trọt và công nghiệp? - Nêu những ứng dụng kiến thức phát triển trong đời sống? +B3: GV: Chính xác kiến thức. |
+B2: HS: Trả lời câu hỏi. |
IV. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển. 1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng. - Trong trồng trọt: Sử lý hạt, củ nảy mầm. Điều tiết sinh trưởng của cây gỗ trong rừng, tạo quả không hạt. - Trong công nghiệp: Phân giải tinh bột thành mạch nha. 2. Ứng dụng kiến thức về phát triển. - Chọn cây trồng theo mùa, trồng xen canh, luân canh…. - NL trình bày - NL sử dụng ngôn ngữ - NL vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống |
C- Củng cố, mở rộng - GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm phát triển, những nhân tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây và những ứng dụng sinh trưởng phát triển vào đời sống. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố. - Khi nào thì cây ra hoa? Căn cứ vào đâu để xác đinh tuổi cây 1 năm và nhiều năm? - Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì là: a. Diệp lục a. b. Diệp lục b. c. Phitôcrôm. d. Carôtenôit. - Tuôỉ của cây một năm xác định bởi: a. Chiều cao của cây. b. Số lá trên thân cây. c. Đường kính gốc. d. Theo tháng. - Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm a. Loại chất nào của cây có liên quan tới sự ra hoa? b. Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào: A.Độ dài ngày đêm B. Tuổi của cây C.Độ dài ngày D. Độ dài đêm c. Thời điểm ra hoa ở thực vật một năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo: A. chiều cao của thân B. đường kính gốc C. theo số lượng lá trên thân D. cả A, B và C d. Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là: A. Diệp lục b B. carotenoit C. Phitocrom D. diệp lục a, b và phitocrom |
4. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 37 – Sinh trưởng và phát triển ở động vật.