Giáo án Sinh học 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật mới nhất

Bài 15: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT

I.Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh phải nắm được:

1. Kiến thức:

- Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào, trong ống tiêu hoá và ống tiêu hoá.

- Phân biệt được tiêu hoá ngoại bào và nội bào.

- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào bậc thấp, đến đa bào bậc cao.

- Từ đó thấy được sự khác biệt trong quá trình hấp thụ các chất từ môi trường vào trong cơ thể ở động vật và thực vật.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghiên cứu quan sát phân tích tranh vẽ.

3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh trong ăn uống để tránh 1 số bệnh về đường tiêu hóa.

4. Năng lực

a, Năng lực chung.

- Năng lực tự học

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

b, Năng lực đặc thù.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

II. Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

* Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh vẽ phóng to hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK.

- Sử dụng bảng 15 SGK.

Bảng phụ.

* Chuẩn bị của học sinh: nghiên cứu trước bài 15, quan sát các hình vẽ.

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

(?) Vì sao nói cây xanh tồn tại và phát triển như một thể thống nhất?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV: Sinh vật muốn tồn tại phải thực hiện các quá trình gì?

HS: Phải trao đổi chất với môi trường.

GV: Cây xanh tồn tại được nhờ thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các quá trình quang hợp, hô hấp, hút nước và muối khoáng. Vậy động vật và con người thực hiện trao đổi chất với môi trường như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài mới:

B. Hình thành kiến thức (30p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tiêu hóa

GV: Cho HS quan sát nghiên cứu các tranh vẽ trong SGK và đánh dấu × vào ô trống cho câu hỏi về tiêu hoá.

(?) Thế nào là tiêu hoá?

(?) Quá trình tiêu hoá xảy ra ở đâu trong cơ thể động vật?

HS nghiên cứu quan sát các tranh vẽ.

Tiêu hoá là quá trình biến đổi và hấp thụ thức ăn từ môi trường được đưa vào cơ thể.

Bên trong và bên ngoài tế bào.

I. Khái niệm tiêu hoá:

Tiêu hoá là quá trình biến đổi và hấp thụ thức ăn.

Quá trình tiêu hoá xảy ra ở:

- Bên trong tế bào: tiêu hoá nội bào.

Bên ngoài tế bào: tiêu hoá ngoại bào.

** NL được hình thành:

Năng lực quan sát tranh

Năng lực phân tích so sánh.

Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế. Năng lực khái quát hóa.

Hoạt động 2: Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (động vật đơn bào):

Tiêu hoá ở động vật đơn bào xảy ra như thế nào đó là hình thức tiêu hóa nội bào hay ngoại bào?

GV: Cho HS quan sát H15.1 SGK từ đó mô tả quá trình tiêu hoá thức ăn ở trùng đế giày.

- GV hướng dẫn HS: Đọc và trả lời câu hỏi ở Phần II SGK.

HS nghiên cứu H15.1sau đó trả lời:

-Thức ăn từ môi trường vào tế bào, hình thành không bào tiêu hoá bao lấy thức ăn.

- Lizôxôm gắn vào không bào, và tiết Enzim vào không bào để tiêu hoá thức ăn thành chất đơn giản đi vào tế bào chất.

- Chất thải được thải ra ngoài môi trường.

- Đó là hình thức tiêu hoá nội bào.

HS: Đáp án 2→ 3→ 1 (B).

II.Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (động vật đơn bào):

- Thức ăn vào không bào tiêu hoá.

- Không bào tiêu hóa gắn với Lizôxôm.

Enzim tiêu hoá của Lizôxômbiến đổi thức ăn thành chất đơn giản đi vào tế bào chất, còn chất thải được đưa ra ngoài.

** NL được hình thành:

Năng lực quan sát tranh

Năng lực phân tích so sánh.

Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế. Năng lực khái quát hóa.

Hoạt động 3: Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá:

GV: Cho HS quan sát nghiên cứu H15.2 tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá của thuỷ tức.

(?) Túi tiêu hóa có đặc điểm cấu tạo như thế nào?

(?) Mô tả quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của thuỷ tức?

(?) Tại sao phải có quá trình tiêu hoá nội bào?

(?)Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở ĐV có túi tiêu hóa so với ĐV đơn bào?

HS nghiên cứu SGK trả lời.

HS quan sát H15.2 trả lời: Thức ăn từ môi trường qua miệng đến túi tiêu hoá, nhờ Enzim tiêu hoá tiêu hoá thức ăn. Sau đó thức ăn được tiêu hoá tiếp tục trong các tế bào trên thành túi tiêu hoá.

HS: Vì ở túi tiêu hoá thức ăn mới được biến đổi dở dang, cơ thể chưa hấp thụ được.

HS: Tiêu hoá được nhiều loại thức ăn, và những thức ăn có kích thước lớn.

III.Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá:

*Đại diện: Ruột khoang, Giun dẹp.

1. Đặc điểm cấu tạo của túi tiêu hóa: (SGK)

2. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa:

Thức ăn → miệng → túi tiêu hoá:

*Tiêu hóa ngoại bào: thức ăn được phân huỷnhờ Enzim của tế bào tuyến trên thành cơ thể*Tiêu hóa nội bào: xảy ra bên trong tế bào trên thành túi tiêu hoá, thức ăn được phân huỷ hoàn toàn .

**NL được hình thành:

Năng lực quan sát tranh

Năng lực phân tích so sánh.

Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế. Năng lực khái quát hóa.

Hoạt động 4: Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá

(?) HS quan sát các hình vẽ 15.3 đến 15.6, cho biết sự tiêu hoá ở những động vật này khác với thuỷ tức ở điểm nào?

(?) Vậy ống tiêu hoá là gì? Đặc điểm gì khác với túi tiêu hoá?

(?) Ống tiêu hoá ở người gồm bộ phận nào?

Cho HS nghiên cứu SGK và trả lời nội dung bảng 15.

GV dùng bảng phụ. Củng cố lại.

(?) Thức ăn được tiêu hoá như thế nào trong ống tiêu hoá?

(?) Sự tiêu hoá trong ống tiêu hoá có ưu điểm gì?

GV cho HS nghiên cứu trả lời lệnh ở cuối phần IV

HS quan sát và trả lời: đã có ống tiêu hoá.

Ống tiêu hoá là một ống dài với nhiều bộ phận có những chức năng khác nhau. Thức ăn chỉ đi theo một chiều.

HS nghiên cứu tranh 15.6 trả lời.

HS nghiên cứu SGK và trả lời các HS khác bổ sung.

Các bộ phận của ống tiêu hoá đảm nhiệm các chức năng khác nhau do đó tiêu hoá được nhiều loại thức ăn và hiệu quả cao hơn.

HS quan sát H15.3 đến H15.5 để trả lời.

IV.Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá:

*Đại diện: ĐV có xương sống và nhiều loài ĐV không xương sống.

1.Đặc điểm cấu tạo của ống tiêu hóa:

- Ống tiêu hoá được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.

- Thức ăn đi theo một chiều, và được tiêu hoá ngoại bào trong ống tiêu hoá.

** NL được hình thành:

Năng lực quan sát tranh

Năng lực phân tích so sánh.

Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượngthực tế.Năng lực khái quát hóa.

C. Củng cố, mở rộng (7p)

C. Luyện tập – Vận dụng: Điền ô chữ và tìm từ của ô hàng dọc và nêu khái niệm, ý nghĩa của từ đó: (GV dùng bảng phụ vừa vấn đáp vừa điền vào ô chữ)

                               
                                   
                     
                         
                               
                           
                           

Gợi ý: (Mỗi gợi ý vừa hỏi vừa trả lời trong 30 giây)

Hàng 1 (13 chữ ): Động vật nào chưa có cơ quan tiêu hoá?

Hàng 2 (11 chữ): Thức ăn được tiêu hoá hoá học nhờ yếu tố nào?

Hàng 3 (10 chữ): Ở Thuỷ tức, trên thành túi tiêu hoá có tế bào gì?

Hàng 4 (7 chữ):Nơi thải chất bã của động vật có ống tiêu hoá?

Hàng 5 (8 chữ): Ở người bộ phận nào của ống tiêu hoá không có tiêu hoá hoá học?

Hàng 6 (6 chữ): Ở ruột non tiêu hoá nào là chủ yếu?

Hàng 7 (8 chữ): Quá trình tiêu hoá ở túi tiêu hoá được gọi là gì?

Phần trả lời:

   

Đ

Ô

N

G

V

Â

T

Đ

Ơ

N

B

A

O

 
             

D

I

C

H

T

I

Ê

U

H

O

A

T

Ê

B

A

O

T

U

Y

Ê

N

 
           

H

Â

U

M

Ô

N

 
             

T

H

Ư

C

Q

U

A

N

 
             

H

O

A

H

O

C

 
         

N

G

O

A

I

B

A

O

 

4. Dặn dò

- Trả lời câu hỏi SGK

- Tìm hiểu bài mới.