BÀI 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh phải :
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc điểm chung của bề mặt hô hấp
- Nêu được các đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau
2. Kỹ năng
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đặc điểm hô hấp ở động vật hô hấp bằng da, bằng mang, phổi
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống của động vật( không khí, nước, đất…) để con người, động vật có hoạt động hô hấp đạt hiệu quả cao nhất
- Trồng nhiều cây xanh, thường xuyên vệ sinh, làm sạch môi trường, bảo vệ rừng
- Tưới nước bón phân hợp lí, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, bảo vệ môi trường đất
- Trồng cây với mật độ phù hợp
- Không lạm dụng các hóa chất độc hại với cây trồng. Hạn chế thải chất độc vào không khí, môi trường
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài : Mục III. Các hình thức hô hấp ở động vật
5. Định hướng các năng lực:
- Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : Vận dụng kiến thức về hô hấp ở các loại động vật để giải thích các vấn đề liên quan đến hô hấp.
II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học và thiết bị dạy học.
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp
2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp học (1p)
2.Kiểm tra bài cũ (3p)
So sánh cấu tạo của ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật ?
3.Bài mới (40p)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. GV đặt vấn đề Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể ? Những sinh vật khác nhau thì hoạt động hô hấp và hiệu quả hô hấp giống hay khác nhau ? Hiệu quả hô hấp phụ thuộc vào những yếu tố nào? |
||
B. Hình thành kiến thức (30p) |
||
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hô hấp ở động vật |
||
- Để hình thành khái niệm hô hấp ở động vật GV yêu cầu hs thảo luận nhóm, đánh dấu (x) vào câu trả lời đúng ở SGK trang 71 - GV nhận xét đánh giá - GV giảng giải: Hô hấp ở đông vật bao gồm hô hấp ngoài, vận chuyển khí, hô hấp trong nhưng ở bài này chỉ đề cập đến hô hấp ngoài - GV: Hô hấp ngoài là gì ? - GV bổ sung và hoàn thiện |
- HS vận dụng hiểu biết về hô hấp, thảo luận nhóm, lựa chọn đáp án đúng - HS nghiên cứu SGK và trả lời |
I. HÔ HẤP LÀ GÌ ? - Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hóa những chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài - Hô hấp ngoài là quá trinh trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí (da, mang, phổi…) **NL được hình thành: - NL tư duy rút ra kiến thức - NL hợp tác làm việc nhóm. - NL sử dụng ngôn ngữ - năng lực hợp tác |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bề mặt trao đổi khí |
||
- GV yc HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: + Bề mặt trao đổi khí là gì ? + Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ? - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và hoàn thiện. - GV khẳng định: Trong giới động vật, rất nhiều động vật có bề mặt trao đổi khí đáp ứng được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí - Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí có thể phân chia thành 4 hình thức hô hấp. |
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và đại diện trả lời |
II. BỀ MẶT TRAO ĐỔI KHÍ - Bề mặt trao đổi khí là bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu) và CO2 khuếch tán từtế bào (máu) ra ngoài - Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí : + Bề mặt trao đổi khí rộng + Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt + Có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí CO2 và O2 **NL được hình thành - NL suy luận lôgic. - NL sử dụng ngôn ngữ, trình bày - NL hợp tác làm việc nhóm - NL quan sát tranh hình rút ra kiến thức |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức hô hấp |
||
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm một nhiệm vụ + Nhóm 1: Tìm hiểu hô hấp qua bề mặt cơ thể + Nhóm 2: Tìm hiểu hô hấp bằng hệ thống ống khí + Nhóm 3: Tìm hiểu hô hấp bằng mang + Nhóm 4: Tìm hiểu hô hấp bằng phổi. - Cuối cùng GV nhận xét và kết luận. * GV bổ sung và hoàn thiện: + Da đáp ứng được yêu cầu của bề mặt trao đổi khí như thế nào ? + Đối chiếu 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí giải tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao ? + Tại sao mang cá chỉ thích hợp cho hô hấp ở dưới nước mà không hô hấp ở trên cạn ? + Tại sao nói chim có hệ thống hô hấp hoàn thiện nhất? + Tại sao có sự khác nhau về tỉ lệ các loại khí O2 và CO 2 trong khi hít vào và thở ra ? |
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên thảo luận, ghi nội dung vào bảng phụ và cử đại diện lên trình bày. - 3 nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS: Bề mặt trao đổi khí rộng, ẩm ướt, có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp HS: Vì mang cá có nhiều phiến mang nên có diện tích trao đổi khí rộng, bề mặt luôn ẩm ướt và có nhiều mao mạch. Ngoài ra còn có hai đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí: (Dòng nước chảy một chiều gần như liên tục, song song và ngược chiều với dòng máu bên trong mang) -HS suy nghĩ trả lời: Khi lên cạn mất lực đẩy của nước các phiến mang xẹp, dính lại, khô nên không trao đổi khí được - HS suy nghĩ trả lời: + Phổi có hệ thống ống khí phân nhánh, có hệ thống mao mạch làm tăng bề mặt trao đổi khí rất nhiều. Nhờ hoạt động của túi khí nên khi hít vào và thở ra phổi chim luôn có không khí giàu O2. + Có sự khác nhau về tỉ lệ O2 và CO2 là do sự chênh lệch nồng độ các chất khí này liên quan đến các hoạt động của tế bào, các mao mạch ở phổi |
III. CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP 1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể - Động vật đơn bào : Khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt tế bào - Động vật đa bào bậc thấp: Khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể 2. Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí - Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào, thông ra ngoài nhờ các lỗ thở. - Khí O2 và CO2 được trao đổi khí qua hệ thống ống khí nhờ sự co dãn của phần bụng ở côn trùng có kích thước lớn. 3. Hô hấp bằng mang a. Cấu tạo của mang cá : Mang có nhiều cung mang, trên mỗi cung mang có nhiều phiến mang mỏng chứa nhiều mao mạch b. Hoạt động trao đổi khí: - Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu, khí CO2 trong máu khuếch tán từ máu qua mang vào nước - Dòng nước đi qua mang nhờ đóng mở của miệng, nắp mang và diềm nắp mang. Dòng nước cháy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng máu chảy trong mao mạch => tăng hiệu quả trao đổi khí. 4. Hô hấp bằng phổi a.Cấu tạo phổi : - Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch máu - Phổi chim có nhiều ống khí có mao mạch bao quanh, ngoài ra còn có các túi khí. b. Hoạt động trao đổi khí - Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang - Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư). *Riêng ở chim : Nhờ hệ thống túi khí mà phổi chim luôn có không khí giàu O2 cả khi hít vào và thở ra. **NL được hình thành: - NL tư duy, suy luận và phân tích mối liên hệ. - NL sử dụng ngôn ngữ viết và nói. - NL tư duy và phát hiện kiến thức - NL trình bày - Nl tư duy. - NL sử dụng kiến thức một cách logic để giải quyết vấn đề |
C. Luyện tập – Vận dụng: 1.Trong các hình thức trao đổi khí nêu trên hình thức nào trao đổi khí hiệu quả nhất? Vì sao? 2. GV có thể củng cố bằng cách xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm: 1) Bề mặt trao đổi khí là gì? a.Tăng diện tích tiếp xúc với không khí. b. Là bộ phận nhận O2 từ môi trường ngoài khếch tán vào trong tế bào và CO2 khếch tán từ tế bào ra ngoài. c. Làm tăng hiệu quả trao đổi khí cúa các nhóm sinh vậtd. Làm tăng thể tích trao đổi khí 2) Loài nào sau đây có kiểu hô hấp bằng ống khí: a. Giun đất b. Châu chấu c. Chim sẻ d. Thằn lằn |
||
D. Mở rộng Câu 1. Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể dục thể thao thường thở gấp hơn và chóng mệt hơn những người thường xuyên luyện tập thể lực? Câu 2. Tại sao mang cá lại thích hợp trao đổi khí ở dưới nước nhưng không thích hợp trao đổi khí trên cạn? Câu 3. Nêu ưu điểm về cấu tạo và hoạt động hô hấp của chim và côn trùng Câu 4. Cho biết sự tiến hóa trong hô hấp ở động vật. |
4. Dặn dò :
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Ôn tập kiến thức về tuần hoàn máu ở các động vật