BÀI 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính
- Mô tả được sự hình thành hạt phấn, túi phôi, sự thụ tinh kép và kết quả của sự thụ tinh
- Nắm được một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong nông nghiệp
2. Kỹ năng : Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh
3. Thái độ: Nhìn nhận được vai trò của con người trong cải tạo thiên nhiên
II. Phương pháp dạy học:
- Trực quan vấn đáp
- Quan sát tranh - tìm tòi bộ phận
III. Phương tiện:
+ Giáo viên:
- Tranh hình 42.1 và 42.2 Sgk nâng cao
- Hình vẽ minh họa hình 41.2 Sgk
- Một số mẫu hoa tự thụ phấn và thụ phấn chéo
+ Học sinh:
- Sưu tầm một số loại hoa có hình thức tự thụ phấn và thụ phấn chéo
- Xem trước bài mới
IV. Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định lớp học (1p)
2.Kiểm tra bài cũ (3p)
- Gv: Ở thực vật có mấy hình thức sinh sản? Thế nào là sinh sản vô tính?
- Gv: Nêu những ưu thế của sinh sản vô tính?
3. Bài mới (40p)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. |
||
B. Hình thành kiến thức (30P) |
||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính |
||
GV: Thế nào là sinh sản hữu tính ở thực vật? Cho ví dụ minh họa. GV: Sinh sản hữu tính có những đặc trưng như thế nào? GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. |
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 63 để trả lời. HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 63 để trả lời. |
I. KHÁI NIỆM VỀ SINH SẢN HỮU TÍNH. 1. Khái niệm. - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đựcvà giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cá thể mới. - Ví dụ: các loại thực vật có hoa. 2. Đặc trưng của sinh sản hữu tính: - SSHT luôn gắn liến với giảm phân để tạo giao tử. - SSHT ưu việt hơn SSVT. |
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa |
||
GV: Giáo viên treo tranh hình 42.1, hướng dẫn Hs nêu chu trình phát triển từ hoa đến hạt của thực vật có hoa. GV: Nhận xét và hoàn thiện GV: Hạt phấn có phải là giao tử đực không? Gv cho Hs quan sát sơ đồ minh họa (đã chuẩn bị) rồi yêu cầu Hs kết hợp nghiên cứu sgk để trình bày sự hình thành hạt phấn và túi phôi? GV: Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Thụ phấn là gì? Có mấy hình thức thụ phấn? GV yêu cầu HS cho thêm vd về hai hình thức thụ phấn nói trên (dựa vào mẫu hoa HS sưu tầm) GV: Cho HS nghiên cứu tranh 42.2 (sgk nâng cao), yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: - Sự thụ tinh ở TV có hoa diễn ra như thế nào? Sự thụ tinh như vậy gọi là thụ tinh kép. GV: Thụ tinh kép là gì? Thụ tinh kép có ý nghĩa gì đối với thực vật có hoa? GV: Hướng dẫn Hs phân biệt thụ phấn và thụ tinh. (Gv cần cho Hs làm rõ xuất xứ của quả và hạt). GV: Yêu cầu Hs nhớ và nhắc lại kiến thức các loại hạt ở sinh học lớp 6 GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. |
HS: HS trả lời HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi |
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA. 1. Cấu tạo hoa: Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy. 2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi a.Hình thành hạt phấn: TB trong bao phấn (2n) GP tạo 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) NP tạo 1 hạt phấn. b. Hình thành túi phôi; Tế bào noãn (2n) GP tạo 4 tế bào (n), 3 TB tiêu biến và 1 tế bào NP tạo túi phôi chứa 8 nhân (thể gia tử cái ) 3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh. a.Thụ phấn: - Khái niệm: Thụ phấn là là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhị. - Có 2 hình thức thụ phấn: Tự thụ phấn và thụ phấn chéo. - Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ côn trùng hoặc gió. b. Thụ tinh: - Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới. - Quá trình thụ tinh kép: SGK 4. Quá trình hình thành hạt, quả: a. Hình thành hạt: - Noãn thụ tinh phát triển thành hạt. - Hạt gồm: Vỏ hạt, phôi và nội nhũ. - Có 2 loại hạt: Hạt có nội nhủ, hạt ko có nội nhủ. b. Hình thành quả: - Bầu nhụy phát triển thành quả. - Quả không có thụ tinh noãn à quả giả (quả đơn tính) - Quá trình chín của quả: SGK. |
C. Củng cố: - Ưu thế của SSHT so với SSVT ? - Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng Câu 1: Trứng được thụ tinh ở: A. Bao phấn B. Đầu nhuỵ C. Ống phấn D. Túi phôi Câu 2: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở TV hạt kín là gì? A. Tiết kiệm vật liệudi truyền (sử dụng cả 2 tinh tử) B. Hình thành nội nhủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển C. Hình thành nội nhủ chứa các tế bào tam bội D. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới. Câu 3: Quả đơn tính là quả được tạo ra do: A.Không có sự thụ tinh B.Không có sự thụ phấn C.Xảy ra sự thụ phấn nhưng không qua thụ tinh D.Xảy ra sự thụ phấn dẫn đến thụ tinh |
4. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 166
- Đọc và chuẩn bị mẩu cho bài thực hành43