Giáo án Sinh học 11 bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

Bài 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo).

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải

+ Mô tả cấu tạo ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

+ So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

2. Kĩ năng

+ Phát triển tư duy, so sánh, khái quát hóa.

3. Thái độ

- Xây dựng cơ sở khoa học trong chăn nuôi cũng như ý thức bảo tồn một số loài động vật quý hiếm trong tự nhiên.

4. Năng lực

a, Năng lực chung.

- Năng lực tự học

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hợp tác.

b, Năng lực đặc thù.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

II.Phương pháp

- Trực quan + vấn đáp + thảo luận nhóm.

III.Chuẩn bị của GV và học sinh

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị tranh vẽ, hình 16.1, 16.2 Sgk

- Một số mẫu vật thật ( nếu có)

- Bảng phụ và phiếu học tập.

Phiếu học tập

Bộ phận

Động vật ăn động vật

Động vật ăn thực vật

Cấu tạo

Chức năng

Cấu tạo

Chức năng

Miệng

       

Dạ dày

       

Ruột

       

Đáp án phiếu học tập

Bộ phận

Động vật ăn động vật

Động vật ăn thực vật

Cấu tạo

Chức năng

Cấu tạo

Chức năng

Miệng

Rằng cửa hình nêm

Răng nanh: Nhọn

Răng hàm nhỏ

Gặm và lấy thịt ra.

Cắn và giữ con mồi

Ít sử dụng

Răng cửa to, bằng

Răng nanh giống răng cửa

Răng hàm có nhiều gờ

Giữ và giật cỏ.

Nghiền nát thức ăn.

Dạ dày

Đơn, to

Chứa thức ăn

Tiêu hóa hóa học và cơ học.

ĐV nhai lại 4 ngăn:

Dạ cỏ

Dạ tổ ong

Dạ lá sách

Dạ múi khế.

* ĐV khác:Dạ dày đơn

- Chứa thức ăn, tiêu hóa sinh học nhờ vi sinh vật

- Tiêu hóa hóa học nhờ nước bọt

- Tiêu hóa hóa học nhờ nước bọt và hấp thu bớt nước

- Tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin và vi sinh vật.

Chứa và tiêu hóa thức ăn (cơ học và hóa học).

Ruột

Ruột non ngắn.

Ruột già ngắn.

Manh tràng nhỏ

Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

Hấp thụ lại nước và thải bã

Ít có tác dụng

Ruột non dài

Ruột già lớn

Manh tràng lớn

Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

Hấp thụ lại nước và thải bã

- Tiêu hóa nhờ vi sinh vật và hấp thụ thức ăn

2.Học sinh: Đọc trước bài

IV. Tiến trình dạy

1.Ổn định lớp học (1p)

2.Kiểm tra bài cũ (3p)

- Tiêu hóa là gì? Phân biệt tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

- Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa.

3.Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Ở động vật ăn thực vật và động vật ăn thực vật đều có cơ quan tiêu hóa là ống tiêu hóa. Vậy cấu tạo của ống tiêu hóa ở hai nhóm động vật này có đặc điểm nào giống và khác nhau.

B. Hình thành kiến thức (30p)

Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn học sinh quan sát nghiên cứu hình 16.1 và hình 16.2 Sgk. Thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.

Chia học sinh làm 6 nhóm. Nhóm 1,2,3 nghiên cứu cấu tạo, chức năng của nhóm động vật ăn thịt. Nhóm 4,5,6 nghiên cứu cấu tạo, chức năng của nhóm động vật ăn thực vật.

GV hoàn thịên kiến thức trong bảng.

- Vì sao ở thú ăn thịt, răng nanh lại phát triển mạnh. Trong khi đó răng hàm kém phát triển?

Vì sao ở thú ăn thực vật, ruột dài hơn so với thú ăn động vật?

- Vì sao manh tràng ở thú ăn thực vật phát triển mạnh hơn thú ăn thịt?

- Hãy mô tả cơ quan tiêu hóa ở bò?

-Ở động vật nhai lại, thức ăn được di chuyển trong dạ dày qua 4 ngăn như thế nào?

Vì sao người ta gọi dạ múi khế là dạ dày thực sự?

Học sinh nghiên cứu trả lời.

Các nh óm khác nghiên cứu bổ sung.

HS nghiên cứu trả lời.

HS nghiên cứu trả lời.

HS nghiên cứu trả lời.

HS quan sát Sgk trả lời.

HS trả lời: Dạ cỏ

=> Dạ tổ ong => Dạ lá sách => Dạ múi khế .

HS suy nghĩ trả lời.

V. Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

1. Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt.

a.Miệng:

- Răng cửa:

- Răng nanh:

- Răng hàm:

b. Dạ dày: Dạ dày đơn:

c.Ruột:

- Ruột non ngắn:

- Ruột già:

- Manh tràng:

2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật.

a. Răng:

- Răng cửa và răng nanh:

- Răng trước hàm và răng hàm.

b. Dạ dày:

- ĐV nhai lại có 4 ngăn.

+ Dạ cỏ:

+ Dạ tổ ong:

+ Dạ lá sách:

+ Dạ múi khế:

- ĐV ăn thực vật khác: Dạ dày đơn.

c. Ruột:

- Ruột non:

-Ruột già lớn:

-Manh tràng:

**NL được hình thành:

Năng lực quan sát tranh

Năng lực phân tích so sánh.

Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượngthực tế.Năng lực khái quát hóa.

C. Luyện tập – Vận dụng (7p)

Bằng câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1.Vì sao cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày, ruột lớn và dài?

a. Vì thức ăn thuộc loại khó tiêu.

b. Vì chúng tiết ra enzim tiêu hóa.

c. Vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn ít nên nơi chứa phải lớn và ruột phải dài để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

d. Vì enzim của chúng hoạt động yếu.

Câu 2. Trong các loại ĐV ăn thực vật, loại có dạ dày đơn là:

a. Chuột, thỏ, ngựa

b. Chuột, thỏ, dê

c. Chuột, thỏ, cừu

d.Chuột, thỏ, nai

Câu 3. Sự biến đổi thức ăn theo hình thức sinh học trong dạ dày ở động vật nhai lại diễn ra tại:

a. Dạ múi khế

b. Dạ lá sách

c. Dạ cỏ

d. Dạ tổ ong.

Câu 4. Ở ĐV nhai lại, thức ăn được di chuyển qua 4 ngăn trong dạ dày theo trình tự sau:

a. Dạ cỏ - Dạ tổ ong - Dạ lá sách – Dạ múi khế

b. Dạ tổ ong – Dạ múi khế - Dạ cỏ - Dạ lá sách.

c. Dạ lá sách - Dạ tổ ong - Dạ cỏ- Dạ múi khếd

d. Dạ cỏ - Dạ lá sách - Dạ tổ ong- Dạ múi khế.

Câu 5. Hợp chất nào là thành phần chủ yếu cho thức ăn của ĐV ăn thực vật?

a. Glucôzơ

b. Prôtêin

c. Xenlulôzơ

d. Lipit.

4.Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, nghiên cứu bài mới

-Trả lời các câu hỏi trong Sgk.