Giáo án Sinh học 11 bài 23: Hướng động mới nhất

Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân của môi trường do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan

- Nêu được các kiểu hướng động

2. Kĩ năng

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về hướng động, các kiểu hướng động và vai trò của hướng động trong đời sống thực vật.

- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Tưới nước, bón phân hợp lí, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Bảo vệ môi trường đất

- Trồng cây với mật độ phù hợp.

- Không lạm dụng hóa chất độc hại với cây trồng. Hạn chế thải chất độc hại vào môi trường không khí

4. Nội dung trọng tâm: Mục II. Các kiểu hướng động.

5. Định hướng các năng lực:

- Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt : Vận dụng kiến thức về hướng động để giải thích các vấn đề liên quan về vận động cảm ứng định hướng ở thực vật. Vận dụng kiến thức về hướng động vào thực tiễn nông nghiệp( trồng và chăm sóc các loại cây trồng)

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC

Tranh minh hoạ 22.1 đến 22.4 sgk

Phiếu học tập

Phiếu học tập số 1

Các kiểu hoạt động

Tác nhân

Đặc điểm hướng động

1. Hướng sáng

 

- Thân:

- Rễ:

2. Hướng trọng lực

 

- Rễ:

- Thân:

3. Hướng hóa

 

- Các cq sinh trưởng của cây hướng tới nguồn hóa chất…

- Các cơ quan của cây tránh nguồn hóa chất… st' của cây trách xa nguồn hóa chất

4. Hướng nước

 

- Rể

- Thân

5. Hướng tiếp xúc

 

- Các tế bào không được tiếp xúc kích thích sinh trưởng…

Các tế bào phía tiếp xúc…

Đáp án:

Các kiểu hướng động

Tác nhân

Đặc điểm hướng động

1. Hướng sáng

ánh sáng

Thân: hướng sáng dương

Rễ: hướng sáng âm

2. Hướng trọng lực

Đất/trọng lực

Rể cây: hướng trọng lực dương

Thân: hướng trọng lực âm

3. Hướng hóa

Các chất hóa học axit, kiềm, muối khoáng, hoocmôn

Các CQST' của cây hướng tới nguồn hóa chất: hướng hóa dương

Các CQST' của cây tránh xa nguồn hóa chất: hướng hóa âm

4. Hướng nước

Nước

Rể: hướng nước dương

- Thân: hướng nước âm

5. Hướng tiếp xúc

Sự va chạm

Các tế bào không được tiếp xúc, sinh trưởng

Các tế bào phía tiếp xúc, không sinh trưởng

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Trực quan tìm tòi, dạy học nhóm, vấn đáp -tìm tòi, trình bày một phút

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

1.Ổn định lớp học (1p)

2.Kiểm tra bài cũ (3p)

Giới thiệu sơ lược chương II

   Chương II giới thiệu về cảm ứng, một chức năng quan trọng giúp cho cơ thể thích nghi vơí môi trường. Thông qua việc nghiên cứu các hình thức cảm ứng ở thực vật (hướng động và ứng động) và cảm ứng ở động vật (Phản xạ và tập tính động vật), cơ chế chung của hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật và những khác biệt trong biểu hiện phản ứng trả lời đối với cơ thể động vật và thực vật.

3.Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Cho học sinh quan sát chậu cây leo mồng tơi

- Quan sát chậu cây đậu non, khi cho chiếu ánh sáng 1 phía.

Đặt câu hỏi ? Tại sao cây mồng tơi có thể bò theo cây cắm đó leo lên ? Tại sao chậu cây đậu non lại có thể uốn cong về một phía.

Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài ''Hướng động'' ?

B. Hình thành kiến thức (30p)

* Hoạt động 1. Tìm hiểu về cảm ứng.

-GV hướng dẫn HS quan sát H 23.1, nêu nhận xét về sự sinh trưởng của thân cây non. ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau ?

-Hướng động là gì ? có mấy loại hướng động ? Phân biệt các loại đó và cho ví dụ ?

-Cơ chế nào dẫn đến sự hướng động

-Nguyên nhân nào gây ra sự sinh trưởng không đồng đều như vậy ?

Hoặc TS các TB 2 giá đối diện của cơ quan sinh trưởng không đồng đều)

HS quan sát và nhận xét

Học sinh trả lời

HS nghiên cứu SGK trả lời

HS trả lời

I. Khái niệm hướng động:

1. Khái niệm

Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thíchtừ 1 hướng xác định

2. Phân loại: có hai loại chính

- Hướng động dương: Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích

Hướng động âm: sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích.

3.Cơ chế hướng động ở mức tế bào:

Là sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (thân, rể, lá, mầm…)

4. Nguyên nhân:

Do hocmôn auxin di chuyển từ giá bị kích thích đến giá không bị kích thích=> giá không bị kích thích có nhiệt độ auxin cao hơn nên kích thích tế bào sinh trưởng** hơn.

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

- Năng lực quan sát tranh

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế. Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hướng động

Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu HS đọc SKH mục II, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

- GV chia HS 5 nhóm, đại diện mỗi nhóm lên trinh bày 1mục HS khác bổ sung

=> GV hoàn thành nội dung

HS nhận phiếu học tập nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm -> hoàn thành.

HS lên trình bày

II. Các kiểu hướng động:

ND phiếu học tập

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

- Năng lực quan sát tranh

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế.Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức

Hoạt động 3: Vai trò của hướng động trong đời sống TV

Yêu cầu học sinh trả lời 3 câu lệnh SGK

=> GV hoàn thiện kiến thức

HS trả lời

III. Vai trò của hướng động trong đời sống TV:

- Tìm đến nguồn sáng để quang hợp

VD: Cây mọc cửa sổ luôn sinh trưởng hướng ra ngoài cửa để đón ánh sáng.

- Đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây và để hút nước* các chất khoáng có trong đất.

- Nhờ có tính hướng hóa, rễ cây sinh trưởng hướng tới nguồn nước và phân bón để dinh dưỡng.

- VD cây mướp, bầu, bí, dưa leo, nho, đậu ve ve…

C. Luyện tập – Vận dụng:

Cho HS điền ô chữ theo gợi ý

 

1

                                 
 

2

                                 
 

3

                                 
 

4

                                 
 

5

                                 
 

6

                                 
 

7

                                 
 

8

                                 
 

9

                                 

Gợi ý:

Câu 1: Có 7 chữ: một nhân tố môi trường tác động làm ngọn cây luôn mọc về hướng nhân tố này

Câu 2: Có 8 chữ: Dạng hướng động mà rễ cây luôn hướng về các chất khoáng cần thiết cho sự sống của tế bào

Câu 3: có 8 chữ: Hiện tượng rễ cây phát triển trong tự nhiên luôn hướng về trọng lực

Câu 4: có 5 chữ: một loại hoocmôn sinh trưởng của thực vật có ảnh hưởng đến vận động hướng động của cây

Câu 5: Có 14 chữ: Đặc tính của rể cây khi phát triển luôn hướng về nguồn nước trong đất

Câu 6: Có 5 chữ: Một bộ thực vật có các cây mà rể của nó sống cộng sinh với vi khuẩn Rhizôbium

Câu 7: Có 14 chữ: Hiện tượng cây vận động sinh trưởng và luôn luôn hướng về phía tác nhân kích thích của môi trường.

Câu 8: Có 10 chữ: Là tỷ lệ giữa lượng chất khô tích lũy trong các cơ quan có giá trị kinh tế của cây với tổng lượng chất khô mà cây quan hợp được.

Câu 9: Có 7 chữ: Là một giai đoạn của quang hợp ở cây xanh mà phản ứng chỉ xảy ra được khi có ánh sáng.

     

ĐÁP ÁNÔ CHỮ

               
                                     

1

         

A

N

H

S

A

N

G

           

2

           

H

Ư

Ơ

N

G

H

O

A

       

3

         

H

Ư

Ơ

N

G

Đ

Â

T

         

4

     

A

U

X

I

N

                   

5

     

H

Ư

Ơ

N

G

N

Ư

Ơ

C

D

Ư

Ơ

N

G

 

6

         

H

O

Đ

Â

U

               

7

 

H

Ư

Ơ

N

G

Đ

Ô

N

G

D

Ư

Ơ

N

G

     

8

 

H

Ê

S

Ô

K

I

N

H

T

Ê

             

9

 

P

H

A

S

A

N

G

                   

D. Mở rộng (4p)

Câu 1: Hướng động là gì? Nguyên nhân và cơ chế hướng động?

Câu 2. Nêu vai trò của từng kiểu hướng động dựa vào tác nhân kích thích

Câu 3. Hướng tiếp xúc là gì? Nêu một số ví dụ về loại cây có hướng tiếp xúc

4. Hướng dẫn về nhà

- Trả lời câu hỏi sgk, học bài và xem trước bài mới.

- Đọc mục“ Em có biết.”