Bài 19: TUẦN HOÀN MÁU ( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giải thích được vì sao tim có khả năng đập tự động, nguyên nhân gây tính tự động của tim.
- Nêu được chu kì hoạt động của tim của tâm nhĩ và tâm thất
- Nêu được khái niệm huyết áp và giải thích được sự tăng giảm của huyết áp, nguyên nhân gây huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch.
- Vận tốc của máu và nguyên nhân thay đổi vận tốc máu.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân tích tranh.
- So sánh, tổng hợp, liên hệ thực tiễn.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh tim mạch để phòng tránh một số bệnh về tim mạch.
4. Năng lực
* Năng lực chung.
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
-Năng lực công nghệ thông tin.
* Năng lực đặc thù.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
- Năng lực sáng tạo
5. Phương pháp
- Đàm thoại, giảng giải , thuyết trình.
- Thảo luận nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh hình 19.1 , 19.2 ,19.3 , 19.4 ( SGK) ( phóng to) .
- GV chuẩn bị trước thí nghiệm chứng minh tính tự động của tim.
2. Học sinh tham khảo trước các nội dung:
- Khả năng đập tự động của tim, nguyên nhân gây tính tự động của tim.
- Trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất
- Khái niệm huyết áp , sự tăng giảm của huyết áp, nguyên nhân gây huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp học (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
- Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở ? Hệ tuần hoàn hở hoạt động như thế nào
- Tại sao hệ tuần hoàn của cá, bò sát…là hệ tuần hoàn kín ? Hệ tuần hoàn kín hoạt động như thế nào ?
3. Bài mới (40p)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Cơ thể chúng ta khi nghỉ ngơi hay hoạt động mạnh đều có sự TĐC và năng lượng (để cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho hoạt động), vậy trong cơ thể sống cơ quan nào đảm nhận, cơ chế hoạt động của tim mạch như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của tim và hệ mạch. |
||
B. Hình thành kiến thức (30p) |
||
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động của tim |
||
- GV hỏi: Tim có những hoạt động nào ? - GV: Ngoài hoạt động theo chu kì tim còn có tính tự động - GV: Tim ếch và cơ bắp chân ếch được cắt rời khỏi cơ thể cho vào cốc thủy tinh có chứa sẵn dung dịch sinh lí. Trong dung dịch sinh lí tim ếch co dãn nhịp nhàng, còn cơ bắp thì không - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và giải thích thí nghiệm. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: + Tính tự động của tim là gì ? +Nguyên nhân nào dẫn đến tính tự động của tim ? + Hệ dẫn truyền tim gồm những bộ phận nào ? Hoạt động ra sao ? - GV nhận xét và kêt luận. - GV liên hệ: Trong thực tế lợi dụng tính tự động của tim người ta có thể tiến hành ghép tạng và hiến tạng để chữa bệnh - GV: Chu kì tim là gì ? Chu kì tim diễn ra như thế nào ? - GV bổ sung: Chu kì tim gồm 3 pha kéo diễn ra trong 0,8s theo trình tự, pha co tâm nhĩ 0,1s, pha co tâm thất 0,3s, rồi pha dãn chung 0,4s. - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi lệnh SGK: Nghiên cứu bảng 19.1 và cho biết + Mối quan hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể ? + Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim giữa các loài khác nhau ? - GV nhận xét và bổ sung. |
- HS: Tim hoạt động theo chu kì - HS hoạt động nhóm và trả lời, các nhóm bổ sung - HS: + Là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim + Gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó Hiss và mạng Puoockin. Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện, xung điện được lan truyền trong các cơ tim gây co, dãn - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS đại diện trả lời - HS hoạt động nhóm và trả lời được: + ĐV càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh và ngược lại + Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài liên quan đến nhu cầu oxi và sự chuyển hóa ở mỗi loài |
III.HOẠT ĐỘNG CỦA TIM 1.Tính tự động của tim: *KN : Là khả co dãn tự động theo chu kì của tim. * Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim: Do hệ dẫn truyền tim. - Hệ dẫn truyền tim gồm: + Nút xoang nhĩ tự phát xung điện, truyền xung điện đến nhĩ thất và cơ tâm nhĩ co. + Nút nhĩ thất nhận xung điện từ nút xoang nhĩ truyền đến bó His. +Bó His dẫn truyền xung điện đến mạng Puôckin. + Mạng Puôckin truyền xung điện đến cơ tâm thất co. 2. Chu kì hoạt động của tim: Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì 0.8s, gồm 3 pha trong đó tâm nhĩ co 0,1s, tâm thất co 0,3s, thời gian dãn chung 0,4s. Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút. Động vật càng nhỏ tim đập càng nhanh. **NL được hình thành: - Năng lực quan sát tranh - Năng lực phân tích so sánh. - Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượngthực tế.Năng lực khái quát hóa. - NL tư duy rút ra kiến thức - NL hợp tác làm việc nhóm. - NL sử dụng ngôn ngữ - năng lực hợp tác - NL suy luận lôgic. - NL sử dụng ngôn ngữ, trình bày - NL hợp tác làm việc nhóm - NL quan sát tranh hình rút ra kiến thức |
Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch |
||
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc của hệ mạch, thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau: +Huyết áp là gì ? +Huyết áp có những giá trị nào ? + Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm ? + Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm ? - GVnhận xét và kết luận - GV : Hãy quan sát sơ đồ hình 19.3, thảo luận nhóm và nhận xét về sự biến động huyết áp trong hệ mạch ? Tại sao có sự biến động đó ? - GVyêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi: +Vận tốc máu là gì ? Vận tốc máu phụ thuộc vào điều gì ? +Hãy so sánh tổng tiết diện của các loại mạch ? Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng diện tích mạch ? - GV nhận xét và kết luận. - GV giảng giải thêm: Động mạch chủ có tiết diện lớn nhất nhung nếu là tổng tiết diện thì hệ thống mao mạch lại lớn nhất |
- HS suy nghĩ, thảo luận và đại diện trả lời : + Là áp lực máu lên thành mạch. + Gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương - Các nhóm khác bổ sung - HS: Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là do sức đẩy máu của tim và áp lực của máu, càng xa tim thì sức đẩy càng giảm. - HS thảo luận và đại diện trả lời được : + Là tốc độ máu chảy trong 1 giây + Tổng tiết diện ở mao mạch là lớn nhất. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện |
IV/ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH: 1. Cấu trúc của hệ mạch : (Nội dung SGK ) 2. Huyết áp: + KN : Là áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. + Nguyên nhân: Gây ra huyết áp: Do tâm thất co đẩy máu vào hệ mạch . * Sự co bóp của tim và nhịp tim. * Sức cản trong mạch. * Khối lượng máu và độ quánh của máu. 3. Vận tốc máu: Là tốc độ máu chảy trong 1 giây. VD : SGK Vận tốc máu liên quan đến tổng tiết diện của mạch và chêch lệch HA giữa 2 đầu đoạn mạch. (Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch). **NL được hình thành: -Năng lực quan sát tranh -Năng lực phân tích so sánh. -Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượngthực tế.Năng lực khái quát hóa. - NL tư duy rút ra kiến thức - NL hợp tác làm việc nhóm. - NL sử dụng ngôn ngữ - năng lực hợp tác - NL suy luận lôgic. - NL sử dụng ngôn ngữ, trình bày - NL hợp tác làm việc nhóm - NL quan sát tranh hình rút ra kiến thức |
C- Vận dụng (3p) Câu 1 : Cấu trúc nào sau đây không thuộc hệ thống thần kinh tự động của tim? a/Nút xoang nhĩ. b/Van nhĩ - thất c/Bó His d/Mạng lưới Puôc - kin Câu 2 : Phát biểu nàosau đây có nội dung đúng?: a/Trong chu kì tim, pha co tâm thất có thời gian dài nhất. b/Huyết áp cực đại xảy ra vào pha co tâm nhĩ. c/Nhịp tim trung bình ở người trưởng thành bình thường bằng 100 lần / phút. d/ Tần số nhịp tim ở động vật thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. |
||
D- Mở rộng (4p) Câu 1 : Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm ? Câu 2 :Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm ? Câu 3: Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim giữa các loài khác nhau ? Câu 4: Vận tốc máu ở mao mạch là nhỏ nhất. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể con người. |
4.Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “ Em có biết"