Giáo án Sinh học 11 bài 26 + 27: Cảm ứng ở động vật mới nhất

Bài 26 + 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Phân biệt được đặc điểm của động vật so với thực vật

- Trình bày được sự tiến hóa trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau (làm rõ các mức độ tiến hóa)

2. Kĩ năng

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cảm ứng của động vật chưa có tổ chức thần kinh và động vật có tổ chức thần kinh.

3. Thái độ

- Các yếu tố môi trường sống tác động trực tiếp lên hoạt động sống của động vật, có thể tích cực, có thể tiêu cực.

- Có ý thức giữ cho môi trường sống ổn định, đảm bảo sự phát triển bình thường của động vật, đảm bảo độ đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài Cảm ứng ở các nhóm động vật.

5. Định hướng các năng lực:

- Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt: Khái quát hóa được đặc điểm chung của cảm ứng của nhóm động vật có tổ chức thần kinh, sự tiến hóa trong cảm ứng của động vật từ thấp đến cao.

THIẾT BỊ DẠY HỌC

Tranh minh hoạ 25.1, 25.2 sách gióa khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan tìm tòi, dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, khăn trải bàn.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng ? Cơ chế chung của ứng động không sinh trưởng ?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêuTạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B. Hình thành kiến thức (30p)

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về cảm ứng ở động vật

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi

+ Thế nào là cảm ứng ở động vật? Cho ví dụ

+ Các khâu của cung phản xạ?

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

I. KHÁI NIỆM VỀ CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT

- Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng với kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

- Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh nhờ 1 Cung phản xạ gồm:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích.

+ Đường dẫn truyền vào.

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp.

+ Đường dẫn truyền ra.

+ Bộ phận trả lời kích thích.

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

- Năng lực quan sát tranh

- Năng lực phân tích so sánh.

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượngthực tế. Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật chưa có tổ chức thần kinh

GV: + Tại sao động vật đơn bào chưa có hệ thần kinh? Hình thức trả lời của chúng với kích thích?

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.

II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẠT CHƯA CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH

- Động vật: Cơ thể đơn bào

- Phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

- Năng lực quan sát tranh

- Năng lực phân tích so sánh. 

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượngthực tế. Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức

* Hoạt động 3: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh.

GV: + Khi kích thích tại một điểm trên cơ thể thủy tức nó phản ứng lại kích thích như thế nào?

+ Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

GV: + Hệ thần kinh chuỗi hạch có ở những động vật nào?

+ Động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch phản ứng lại kích thích của môi trường như thế nào?

+ Tại sao HTK dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích?

+ Việc hình thành đầu và hạch não có lợi như thế nào đối với sinh vật?

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

III. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH

1. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới.

+ Nhóm động vật: đối xứng toả tròn thuộc ngành Ruột khoang.

+ Cấu tạo hệ thần kinh: các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới

+ Hình thức trả lời kích thích: co rút toàn thân.

2. Cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

- Động vật: Giun dẹp, giun tròn, chân khớp, côn trùng.

- Cấu tạo chung:

+ Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh.

+ Các hạch thần kinh nối với nhau bằng day thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh.

- Hình thức hoạt động: Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể-trả lời cục bộ. (chủ yếu là phản xạ không điều kiện)

** Hình thành các năng lực đọc hiểu.

- Năng lực quan sát tranh

- Năng lực phân tích so sánh. 

- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế. Năng lực khái quát hóa.

- NL tư duy rút ra kiến thức

C- Vận dụng

HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

1. Ở động vật đa bào, sự phản ứng lại các kích thích nhanh hơn vàngày càng chính xác hơn tùy thuộc vào mức độ tiến hóa của;

a. Tế bào gai

b. Các vi sợ

c. Tổ chức thần kinh

d. Cơ quan thụ cảm.

2. Ở động vật nào sau đây kích thích ở bất kì điểm nào của cơ thể cũng gây ra phản ứng toàn thân ?

a. Ruột khoang

b. Thân mềm

c. Sâu bọ

d. Động vật có xương sống

D- Mở rộng

+ Các khâu của cung phản xạ?

+ Tại sao động vật có khả năng trả lời kích thích nhanh từ môi trường?

+ Loại tê bào chuyên hóa với chức năng cảm ứng?

+ Hệ thần kinh mạng lưới ở thuỷ tức là hệ thần kinh chưa thựchiện phản xạ, tại sao?

+ Mỗi hạch thần kinh trong hệ thần kinh chuỗi hạch đóng vai trò gì?

4. Hướng dẫn về nhà

- Trả lời câu hỏi sgk

- Đọc mục “Em có biết.”