Bài 34. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật.
- Chỉ rõ được các mô phân sinh nào có ở thực vật 2 lá mầm và thực vật một lá mầm.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Giải thích được sự hình thành vòng năm ở thực vật.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện được tư duy hệ thống, so sánh và phân tích.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
3. Thái độ.
Giải thích được các hiện tượng sinh trưởng khác nhau của 2 nhóm thực vật 2 lá mầm với 1 lá mầm.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài : Mục II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
5. Định hướng các năng lực:
- Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt : Vận dụng kiến thức về sinh trưởng để giải thích một số hiện tương thực tế, vận dụng vào thực tiễn trồng trọt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 SGK và phiếu học tập.
PHT số 1: Các loại MPS
Tên mô phân sinh |
MPS đỉnh |
MPS bên |
MPS lóng |
Vị trí |
|||
Chức năng |
|||
Loại thực vật |
PHT số 2: Phân biệt ST sơ cấp và ST thứ cấp
Nội dung |
Sinh trưởng sơ cấp |
Sinh trưởng thứ cấp |
Khái niệm |
||
Mô phân sinh thực hiện |
||
Có ở thực vật |
||
Kết quả |
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các loại MPS |
Mô phân sinh đỉnh |
Mô phân sinh bên |
Mô phân sinh lóng |
Vị trí |
Tại đỉnh thân, rễ và chồi nách |
Phân bố theo hình trụ và hướng ra phân ngoài thân |
Tại các mắt của cây |
Chức năng |
- Gia tăng chiều dài của thân, rế và chồi - Hình thành nên sinh trưởng sơ cấp của cây |
- Tăng độ dày của thân - Tạo sinh trưởng thứ cấp |
Tăng chiều dài của lóng |
Loại thực vật |
Cây một lá mầm và cây hai lá mầm |
Cây hai lá mầm |
Cây một lá mầm |
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nội dung |
Sinh trưởng sơ cấp |
Sinh trưởng thứ cấp |
Khái niệm |
- Là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của các mô phân sinh đỉnh. |
- Là sinh trưởng theo đường kính làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh bên. |
Mô phân sinh thực hiện |
- Mô phân sinh đỉnh. |
- Mô phân sinh bên. |
Có ở thực vật |
- Cả Thực vật 2 lá mầm và 1 lá mầm |
- Chỉ có ở thực vật 2 lá mầm. |
Kết quả |
Làm cho cây dài ra ( lớn lên). |
- Làm cho cây to ra. |
III. PHƯƠNG PHÁP.
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi.
IV, TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Ổn định lớp học (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
Kiểm tra nội dung bài thu hoạch
3. Bài mới (40p)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt được |
A. Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. |
||
B. Hình thành kiến thức (30p) |
||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm sinh trưởng? |
||
+B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và phân tích ví dụ để trả lời câu hỏi : Ví dụ: Cây mới trồng cao 20 Cm, tán rộng 40 Cm, sau 3 năm cây cao 10 m, tán rộng 4 m: Gọi là sự sinh trưởng của cây. Vậy sinh trưởng của thực vật là gì? |
+B2: Học sinh nghiên cứu sgk, trả lời. |
I. Khái niệm. Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước ( chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào. ** Hình thành các năng lực - Năng lực đọc hiểu. - Năng lực quan sát tranh - Năng lực phân tích so sánh. - Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế. Năng lực khái quát hóa. |
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật |
||
+ B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, số 2( Nhóm 1,2 thực hiện PHT số 1; Nhóm 3,4 thực hiện PHT số 2) + B4: GV nhận xét, bổ sung và kết luận. - Giải thích sự hình thành vòng năm của thực vật thân gỗ? |
+ B2: - HS Thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút để hoàn thiện phiếu học tập. GV điều khiển các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng theo đáp án. + B3: Các nhóm treo nội dung, các nhóm khác nhận xét |
II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật 1. Các mô phân sinh - Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân. - Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng. 2. Sinh trưởng sơ cấp: - Xảy ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm - Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. 3. Sinh trưởng thứ cấp: - Xảy ra chủ yếu ở thực vật 2 lá mầm . Ở thực vật 1 lá mầm cũng có kiểu sinh trưởng thứ cấp đặc biệt. - Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành |
Hoạt động 4: Tìm hiểu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng . |
||
+B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và phân tích ví dụ để trả lời câu hỏi : - Nêu ảnh hưởng của nhân tố bên trong đến sự sinh trưởng của thực vật? - Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật? - Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng, hàm lượng nước, khí ôxi và nguyên tố khoáng đến sự sinh trưởng của thực vật? +B3: GV: Phân tích thêm các ví dụ. |
+B2: HS: Đọc SGK trả lời các câu hỏi. |
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. a. Các nhân tố bên trong. - Tốc độ sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, hoocmon, tuổi cây. VD: Tre thời kì sau măng sinh trưởng trên 1mét trên 1 ngày, đến thời kì già sinh trưởng rất chậm. b. Các nhân tố bên ngoài. - Nhiệt độ: ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật. Ví dụ: Ngô sinh trưởng chậm ở nhiệt độ 10 – 37 0C, sinh trưởng nhạnh ở nhiệt độ 37 – 440C. - Hàm lượng nước: ảnh hưởng đến sinh trưởng của tế bào và ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật. - Ánh sáng: + Ảnh hưởng đến quang hợp. + Ảnh hưởng đến biến đổi hình thái. Ví dụ: Trong bóng tối cây mọc vống lên. - Khí ôxi: Rất cần cho sinh trưởng của thực vật. - Dinh dưỡng khoáng. |
C- Củng cố và mở rộng - GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm, phân loại mô phân sinh và phân biệt sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố. - Giải thích hiện tượng cây trong tối mọc vống lên? - Tại sao gỗ của cây nhiều năm lại có hoa văn? - Tại sao thực vật 2 lá mầm thường to lớn hơn thực vật 1 lá mầm? - Bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng Câu1: Sau khi cây mọc mầm bắt đầu quang hợp, các lá mầm sẽ trở thành: A. Mô của rễ B. Mô libe C. Tán lá D. Phân hóa và rụng Câu 2: Một chu kì sinh trưởng và phát triển của cây được bắt đầu từ: A. khi ra hoa đến lúc cây chết B. khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới. C. khi nảy mầm đến khi cây ra hoa D. khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm. Câu 3: Lá và thân cây một lá mầm có đặc điểm nào? A. gân lá song song, bó mạch của thân xếp 2 bên tầng sinh mạch. B. gân lá song song, bó mạch của thân xếp lộn xộn. C. gân lá phân nhánh, bó mạch của thân xếp 2 bên tầng sinh mạch. D. gân lá phân nhánh, bó mạch của thân xếp lộn xộn. Câu 4: Cho các chất gồm auxin, axit abxixic, xitôkinin, phênol, gibêrelin. Các chất có vai trò kích thích sinh trưởng là: A. axit abxixic, phênol B. auxin, gibêrelin, xitôkinin C. axit abxixic, phênol, xitôkinin D. tất cả các hợp chất trên. |
4. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK. Chuẩn bị trước cho bài 35 – Hooc môn thực vật.