Giáo án Sinh học 11 bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người mới nhất

Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1Kiến thức: Qua bài học này HV:

- Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.

- Nêu được khái niệmvà giải thích được vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch.

- Kể tên được một số biện pháp tránh thai vàcơ chế tác dụng của chúng.

2Kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá.

3Thái độ: Phát triển tư tưởng duy vật biện chứng và tình yêu thiên nhiên, môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1Giáo viên: Giáo án, Bảng 47 SGK, các dụng cụ tránh thai.

2Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Một số biện pháp tránh thai và cơ chế tác dụng của chúng.

IV. TIẾN TRÌNHTỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

- Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgestêrôn + ơstrôgen) có thể tránh được mang thai, tại sao?

- Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao?

- Quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao?

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B. Hình thành kiến thức (30p)

* Hoạt động 1: Điều khiển sinh sản ở động vật

GV: Theo các em, có những biện pháp nào để làm thay đổi số con? Các em hãy lấy 1 số ví dụ về việc sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích nhằm điều khiển sinh sản ở động vật.

GV: Nuôi cấy phôi có những ứng dụng và hiệu quả gì?

Theo các em thụ tinh nhân tạo là gì? Thụ tinh nhân tạo có ý nghĩa gì?

GV: Tại sao phải điều khiển giới tính? Điều khiển giới tính có ý nghĩa gì? Làm thế nào để điều khiển giới tính ở động vật được? Tại sao phải cấm xác định giới tính của thai nhi người?

GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức

HS: Nghiên cứu thông tin SGK và những kiến thức thực tế để trả lời.

HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời.

HS: Nghiên cứu thông tinh SGK và những hiểu biết thực tế để trả lời.

I. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT.

1. Một số biện pháp làm thay đổi số con

- Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích tổng hợp.

VD: SGK

- Thay đổi các yếu tố môi trường.

VD. SGK

- Nuôi cấy phôi

VD: SGK

- Thụ tinh nhân tạo

+ Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể:

VD: SGK

+ Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể:

VD: SGK

* Hoạt động 2: Sinh đẻ có kế hoạch

GV: Theo các em sinh đẻ có kế hoạch là gì? Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?

GV: Có những biện pháp tránh thai nào?

GV treo sơ đồ bảng 47 SGK.

.

GV: Khi sử dụng các biện pháp tránh thai cần chú ý điều gì? (VD như đối tượng mỗi người có áp dụng các biện pháp như nhau không? Các biện pháp phá thai (nạo, hút) có được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch không? tại sao?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.

HS: Hoạt động nhóm và điền thông tin vào bảng 47 SGK, sau đó báo cáo kết quả.\

HS và nhóm HS nhận xét và bổ sung.

HS: Thảo luận, thống nhấtd ý kiến và trả lời, lớp bổ sung.

II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH.

1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?

- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

- Lợi ích của sinh đẻ có kế hoạch:

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện kinh tế, chăm lo sức khỏe, học, giải trí…

+ Giảm áp lực về tài nguyên môi trường cho xã hội.

2. Các biện pháp tránh thai

- Bao cao su

- Dụng cụ tử cung

- Thuốc tránh thai

- Triệt sản nam và nữ

- Tính vòng kinh

- Xuất tinh ngoài âm đạo

C- Củng cố

4. Hướng dẫn về nhà

- Trả lời câu hỏi SGK.

- Ôn tập.