Khi nói về vi sinh vật, đặc điểm nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG
- Các đặc điểm chính của vi sinh vật bao gồm: Có kích thước nhỏ; Phần lớn có cấu tạo đơn bào; Sinh trưởng nhanh.
- Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật đa dạng, gồm 4 hình thức chính: Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng. Không phải vi sinh vật nào cũng có khả năng tự dưỡng.
Có mấy kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật chính trong phòng thí nghiệm
- Căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 3 môi trường:
+ Môi trường tự nhiên: Gồm các chất tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp: Gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
+ Môi trường bán tổng hợp: Gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học đã biết thành phần và số lượng
Ba môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm được phân biệt dựa vào
Môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 3 môi trường:
+ Môi trường tự nhiên: Gồm các chất tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp: Gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
+ Môi trường bán tổng hợp: Gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học đã biết thành phần.
- Như vậy, các môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được phân biệt dựa vào hàm lượng và thành phần các chất có trong môi trường
Trong phòng thí nghiệm, để nuôi cấy một loại vi khuẩn, người ta sự dụng môi trường nuôi cấy gồm 100g cao nấm men, 6g MgSO4, 9g CaCl2. Đây là kiểu môi trường nuôi cấy
- Trong môi trường có chưa cao nấm men là nguồn phong phú vitamin B nhưng chưa xác định đượng cụ thể thành phần, các chất còn lại đã biết thành phần hóa học và khối lượng.
- Đây là môi trường bán tổng hợp.
Các môi trường nuôi cấy thường ở trạng thái lỏng, để tạo môi trường nuôi cấy đặc, ta có thể bổ sung thêm vào môi trường:
Để tạo môi trường nuôi cấy đặc, ta bổ sung thêm vào môi trường 1,5 – 2% thạch
Người ta chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật thành:
Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yêu mà người ta phân ra 4 kiểu dinh dưỡng:
Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật được phân chia dựa trên các tiêu chí
Vi sinh vật có 4 hình thức dinh dưỡng chính: Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa di dưỡng
- Dựa vào nguồn cacbon chủ yếu được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp nên các chất hữu cơ, vi sinh vật được chia thành 2 nhóm là tự dưỡng (lấy cacbon từ nguồn CO2) và dị dưỡng (lấy cacbon từ chất hữu cơ)
- Vi sinh vật lấy năng lượng từ 2 nguồn chính: năng lượng ánh sáng (quang năng) và năng lượng hóa học (hóa năng)
- Như vậy, các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật được phân chia dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu.
Tự dưỡng là hình thức
- Sinh vật sử dụng các nguồn cacbon khác nhau để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể.
- Để tổng hợp chất hữu cơ cho mình, sinh vật tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon vô cơ (cụ thể là CO2).
Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy nguồn năng lượng và nguồn cacbon từ:
Sinh vật tự dưỡng sẽ lấy nguồn cacbon chủ yếu từ CO2
Sinh vật hóa tự dưỡng sẽ lấy nguồn năng lượng cho mình từ các chất vô cơ
Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn cacbon chủ yếu từ CO2 được gọi là:
- Nguồn cacbon chủ yếu được lấy từ CO2 nên đây là hình thức tự dưỡng
- Trong hình thức này, nguồn năng lượng được lấy từ ánh sáng mặt trời nên đây là hình thức quang tự dưỡng
Loài vi sinh vật nào sau đây có hình thức dinh dưỡng là quang tự dưỡng
Trong các loài trên, chỉ có vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục, có khả năng quang hợp, sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 → Quang tự dưỡng.
Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0); MgSO4(0,2); CaCl2(0,1); NaCl(0,5). Nguồn cacbon của vi sinh vật này là?
Môi trường nuôi cấy trên chỉ có CO2 là nguồn cacbon duy nhất.
Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0. Cho các phát biểu sau:
1. Môi trường trên là môi trường bán tổng hợp.
2. Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng.
3. Nguồn cacbon của vi sinh vật này là CO2.
4. Nguồn năng lượng của vi sinh vật này là từ các chất vô cơ.
5. Nguồn nitơ của vi sinh vật này là (NH4)3PO4 .
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Môi trường trên đã biết thành phần các chất dinh dưỡng nên đây là môi trường tổng hợp.
Có ánh sáng, giàu CO2 → hình thức dinh dưỡng là: Quang tự dưỡng.
Các phát biểu đúng là: 2,3,5
(1) sai, là môi trường tổng hợp.
(4) sai, nguồn năng lượng là ánh sáng.
Ở vi sinh vật, nguyên liệu chủ yếu của quá trình hô hấp là
Nguyên liệu chủ yếu của quá trình hô hấp là các hợp chất cacbohidrat
Quá trình phân giải cacbohidrat để thu năng lượng mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ, không phải oxi phân tử được gọi là
- Do chất nhận e cuối cùng là chất vô cơ nên đây là quá trình hô hấp.
- Do chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ, không phải oxi nên đây là quá trình hô hấp kị khí (không có oxi)
Hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ khác nhau ở:
Hình thức hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân thực và nhân sơ giống nhau. Chỉ khác nhau về vị trí diễn ra.
Ở vi sinh vật nhân thực, hô hấp hiếu khí diễn ra ở màng trong ti thể, ở vi sinh vật nhân sơ, hô hấp diễn ra ở màng sinh chất (do chưa có bào quan có màng).
Sản phẩm của quá trình lên men rượu là
Sản phẩm của quá trình lên men rượu là etanol và CO2.
Việc sản xuất bia chính là lợi dụng hoạt động của
Việc sản xuất bia chính là lợi dụng hoạt động của nấm men rượu.
Hô hấp và lên men khác nhau ở:
Các quá trình hô hấp và lên men khác nhau ở chất nhận điện tử cuối cùng.
- Hô hấp hiếu khí: Chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử.
- Hô hấp kị khí: Chất nhận electron cuối cùng là chất vô cơ (không phải oxi).
- Lên men: Chất nhận electron cuối cùng là phân tử hữu cơ.
Điểm giống nhau của quá trình hô hấp kị khí và lên men là
- Hô hấp kị khí diễn ra trong điều kiện không có oxi, chất nhận điện tử cuối cùng là các chất vô cơ (không phải oxi).
- Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí (không có oxi), chất nhận điện tử cuối cùng là các phân tử hữu cơ.
→ Điểm giống nhau giữa 2 quá trình lên men và hô hấp kị khí là đều diễn ra trong điều kiện kị khí.