Một loài động vật, xét 2 cặp alen A, a; B, b quy định 2 tính trạng; các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cá thuần chủng có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phối với nhau, thu được F1. Cho F1 giao phối với cá thể M trong loài, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 3 : 3 : 1 : 1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về F2?
I. Các cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng có 3 loại kiểu gen quy định.
II. Có 3 kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen quy định 2 tính trạng trên.
III. Có 7 kiểu gen quy định 2 tính trạng trên.
IV. Khoảng cách giữa 2 gen trên khoảng 25 cM.
P thuần chủng → F1 dị hợp 2 cặp gen.
F1 × M → 4 loại kiểu hình → cây M và F1 đều phải mang alen a và b
→ F1 dị hợp 2 cặp gen.
Tỉ lệ đời con: 3:3:1:1, có 2 trường hợp có thể xảy ra:
TH1: Các gen PLĐL: AaBb × Aabb (hoặc aaBb) → (1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb)
I sai, có 2 kiểu gen quy định kiểu hình trội 3 tính trạng.
II sai, có 2 kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen.
III sai, có 6 kiểu gen quy định 2 tính trạng
IV sai.
→ loại trường hợp này
TH2: Các gen liên kết với nhau:
+ \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}} \to \left( {3AB:3Ab:1aB:1ab} \right) \times ab \to 4KG\)
→ chỉ có phát biểu IV đúng.
+ \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{ab}} \to \left( {3AB:3Ab:1aB:1ab} \right)\left( {1Ab:1ab} \right) \to 7KG\)
I đúng, các cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng có 3 loại kiểu gen quy định: AB/Ab, AB/ab; Ab/aB.
II sai, chỉ có 2 kiểu gen đồng hợp quy định 2 tính trạng trên.
III đúng.
IV đúng, tần số HVG = \(\frac{{1Ab + 1aB}}{{3 + 3 + 1 + 1}} = 25\% \)
Cho P thuần chủng thân cao, hoa trắng lai với P thuần chủng thân thấp, hoa đỏ được F1 có 100% thân cao, hoa đỏ. Sau đó cho F1 lai với cây M thu được F2 có có 2 loại kiểu hình, trong đó cây thấp, đỏ thuần chủng chiếm 15%. Cho biết, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; khoảng cách giữa 2 gen quy định chiều cao và màu sắc hoa là 40 CM.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Nếu cho cây F1 lai phân tích thì ở thế hệ lai có thể thu được tỉ lệ kiểu hình: 4:4:1:1.
II. Ở F2, có 7 kiểu gen quy các kiểu hình F2.
III. Ở F2, trong các cây thân cao, hoa đỏ thì cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm 2/15
IV. Có 4 loại kiểu gen cùng quy định cây thân cao, hoa đỏ.
F1: 100% thân cao, hoa đỏ → đây là 2 tính trạng trội; F1 dị hợp 2 cặp gen.
P: \(\frac{{Ab}}{{Ab}} \times \frac{{aB}}{{aB}} \to {F_1}:\frac{{Ab}}{{aB}} \times M;f = 40\% {\rm{ \;}} \to \frac{{aB}}{{aB}} = 15\% {\rm{ \;}} \to \)cây M cho aB = 0,5 (vì cây F1 cho aB = (1-f)/2 = 0,3)
Do đời F2 chỉ có 2 loại kiểu hình nên cây M dị hợp 1 cặp gen và có kiểu gen: \(\frac{{AB}}{{aB}}\)
Vậy: \({F_1}:\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{AB}}{{aB}};f = 40\% {\rm{ \;}} \to \left( {0,3Ab:0,3aB:0,2AB:0,2ab} \right) \times \left( {0,5AB:0,5aB} \right)\)
→ Có 7 loại kiểu gen.
Có 2 loại kiểu hình ở F2: 0,75 thân cao hoa đỏ: 0,25 thân thấp hoa đỏ.
Xét các phát biểu:
I sai, cho cây F1 lai phân tích: \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{ab}}{{ab}};f = 40\% {\rm{ \;}} \to \left( {0,3Ab:0,3aB:0,2AB:0,2ab} \right) \times ab \to 3:3:2:2\)
II đúng.
III đúng, thân cao hoa đỏ chiếm: 0,75; thân cao, hoa đỏ thuần chủng: \(\frac{{AB}}{{AB}} = 0,2AB \times 0,5AB = 0,1\) → Trong số cây thân cao hoa đỏ ở F2, tỉ lệ thuần chủng là: \(\frac{{0,1}}{{0,75}} = \frac{2}{{15}}\)
IV sai, có 5 loại kiểu gen quy định thân cao, hoa đỏ: \(\frac{{AB}}{{AB}};\frac{{AB}}{{Ab}};\frac{{AB}}{{aB}};\frac{{AB}}{{ab}};\frac{{Ab}}{{aB}}\)
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Ở một loài thực vật, xét 3 gen nằm trên NST thường, mỗi gen có 2 alen, mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai giữa một cơ thể dị hợp 3 cặp gen với một cơ thể đồng hợp lặn về 3 cặp gen này, thu được đời con (Fa) có tỷ lệ phân li kiểu hình: 24%: 24%: 24%: 24%: 1%: 1%: 1%: 1%?
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Ở thế hệ lai Fa có 8 loại kiểu gen
II. Kiểu gen của P có thể là: \(Aa\frac{{Bd}}{{bD}} \times aa\frac{{bd}}{{bd}}\)
II. Nếu cho cây P dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn thì có thể thu được 8 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình trội về 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 37,53%.
IV. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở Fa có thể chiếm 99%.
Do đây là lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình = tỉ lệ giao tử của cơ thể dị hợp 3 cặp gen.
Ta có: 24%: 24%: 24%: 24%: 1%: 1%: 1%: 1% = (24:24:1:1)(1:1) → có 2 cặp NST.
Giả sử 3 cặp gen: Aa, Bb, Dd trong đó Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
Vậy ta có NST mang cặp Bb và Dd có xảy ra trao đổi chéo với tỉ lệ \(\frac{{1 + 1}}{{24 + 24 + 1 + 1}} = 4\% \)
Xét các phát biểu:
I đúng, vì bên đồng hợp lặn về 3 cặp gen chỉ cho 1 loại giao tử mà tạo được 8 loại kiểu hình → Fa có 8 loại kiểu gen.
II đúng.
III đúng, nếu cho cây P dị hợp 3 cặp gen tự thụ: giả sử kiểu gen của P: \(Aa\frac{{Bd}}{{bD}} \times Aa\frac{{Bd}}{{bD}};f = 4\% {\rm{ \;}} \to \frac{{bd}}{{bd}} = 0,{02^2} = 0,0004\)
→ A-B-D-= 0,75A- × (0,5+ bbdd) = 0,3753
IV đúng, nếu P: \(Aa\frac{{Bd}}{{bD}} \times aa\frac{{bd}}{{bd}} \to aa\frac{{bd}}{{bd}} = 0,5aa \times 0,2bd \times 1bd = 1\% {\rm{ \;}} \to \)dị hợp chiếm 100% – 1% = 99%.
Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen: A, a; B, b phân li độc lập cùng quy định; kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đó kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội A quy định hoa vàng kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội B quy định hoa hồng kiểu gen aabb quy định hoa trắng: hình dạng quả do cặp gen D, d quy định. Thế hệ 2 Cây hoa đỏ, quả dài tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 56,25% cây hoa đỏ, quả dài : 18,75% cây hoa vàng, quả dài : 18,75% cây hoa hồng, quả ngắn : 6,25% cây hoa trắng, quả ngắn. Cho cây ở thế hệ P thụ phấn cho các cây khác nhau trong loài, đời con của mỗi phép lai đều thu được 25% số cây hoa vàng, quả dài. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai phù hợp?
Quy ước:
A-B- hoa đỏ; A-bb: hoa vàng; aaB-: hoa hồng; aabb: hoa trắng
D- quả dài; d- quả ngắn.
Xét tính trạng màu hoa phân li 9:3:3:1, quả dài/ quả ngắn = 3/1.
Nếu các cặp gen này PLĐL thì đời con sẽ có tỉ lê phân li (9:3:3:1)(3:1) ≠ đề cho → Cặp gen Dd nằm trên cùng 1 NST với 1 trong 2 cặp gen quy định màu hoa.
Giả sử Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
Ở F1, % hoa trắng, quả ngắn \(\frac{{ad}}{{ad}}bb = 6,25\% {\rm{\;}} \to \frac{{ad}}{{ad}} = 0,25 \to \underline {ad} {\rm{ \;}} = 0,5\) → không có hoán vị gen.
Kiểu gen của P: \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb \times \frac{{AD}}{{ad}}Bb\)
Cho cây P lai với các cây khác, xuất hiện 25% hoa vàng, quả dài (A-bbD-)
Ở F2 xuất hiện bb, mà cây P có kiểu gen Bb → cây đem lai với cây P phải có kiểu gen Bb hoặc bb.
Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
TH1: Bb × Bb → 25%bb → A-D-= 100% → Có 1 phép lai: \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb \times \frac{{AD}}{{AD}}Bb\)
TH2: Bb × bb → 50%bb → A-D-= 50% → Có 6 phép lai: \(\frac{{AD}}{{ad}} \times \left( {\frac{{Ad}}{{Ad}};\frac{{aD}}{{aD}};\frac{{ad}}{{ad}};\frac{{Ad}}{{aD}};\frac{{Ad}}{{ad}};\frac{{aB}}{{ab}}} \right)\)
Vậy có 7 phép lai thỏa mãn.
Một loài thực vật, xét 3 cặp gen: A, a; B, b, D, d; mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoản toàn. Phép lai P: 2 cây đều có kiểu hình trội về 3 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 6:3 :3 : 2:1:1 và có số cây mang 1 alen trội chiếm 12,5%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 không xuất hiện kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen.
II. F1 có 50% số cây dị hợp 1 cặp gen.
III. F1 có 4 loại kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.
IV. F1 có 10 loại kiểu gen.
Ta phân tích tỉ lệ kiểu hình: 6:3: 3: 2:1:1 = (1:2:1)(3:1) → có 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST.
Giả sử cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
Vì D trội hoàn toàn so với d → 3:1 là tỉ lệ Dd × Dd
Phép lai giữa 2 cây trội về tính trạng do gen A và gen B quy định tạo 3 loại kiểu hình → \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) hoặc \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\); các gen liên kết hoàn toàn.
Mặt khác đề cho tỉ lệ mang 1 alen trội là 12,5% → P phải là \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) mới tạo ra kiểu gen mang 1 alen trội.
Vậy P: \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd \times \frac{{Ab}}{{aB}}Dd \to {F_1}:\left( {1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{aB}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{aB}}{{ab}}} \right)\left( {1DD:2Dd:1dd} \right)\)
Xét các phát biểu:
I đúng. Không xuất hiện kiểu gen đồng hợp về 3 cặp gen.
II đúng, có 50% số cá thể dị hợp về 1 cặp gen: \(\left( {1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{aB}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{aB}}{{ab}}} \right)\left( {1DD:1dd} \right)\)
III đúng, có 4 kiểu gen dị hợp 2 cặp gen: \(\left( {1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{aB}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{aB}}{{ab}}} \right)Dd\)
IV sai, F1 có 12 loại kiểu gen.
Một quần thể thú ngẫu phối, xét 4 gen: gen 1 và gen 2 cùng năm trên 1 NST thường, gen 3 và gen 4 cũng nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X. Cho biết quần thể này có tối đa 6 loại giao tử thuộc gen 1 và gen 2; tối đa 7 loại tinh trùng thuộc gen 3 và gen 4 (trong đó có cả tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y). Theo lí thuyết, quần thể này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen thuộc các gen đang xét?
Xét gen 1 và gen 2 tạo ra tối đa 6 loại giao tử → số alen của gen 1 × số alen của gen 2 = 6, ta coi như 1 gen có 6 alen.
+ Số kiểu gen đồng hợp: 6
+ Số kiểu gen dị hợp: \(C_6^2 = 15\)
Số kiểu gen tối đa về 2 gen này là: 15 + 6 = 21 KG.
Xét gen 3 và gen 4 tạo ra tối đa 7 loại tinh trùng (gồm 6 loại X và 1 loại Y)
+ Số kiểu gen ở giới XX : \(C_6^2 + 6 = 21\)
+ Số kiểu gen ở giới XY : 6
Số kiểu gen tối đa về 2 gen này là: 21 + 6 = 27 KG.
Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 21 × 27 = 567 KG.
Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen (A, a và B, b) tự thụ phấn, thu được F1 có 10 loại kiểu gen, trong đó tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen trội và đồng hợp 2 cặp gen lặn là 18%. Theo lí thuyết, loại kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ tệ
F1 có 10 loại kiểu gen → hai cặp gen này liên kết không hoàn toàn, có hoán vị gen ở 2 bên P (nếu 1 bên thì chỉ có 7 kiểu gen)
Tỷ lệ AB/AB + ab/ab = 2% → AB/AB = ab/ab = 9% →AB=ab = 0,3; f= 0,4
Cây P dị hợp đều: \[\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}};f = 40\% \]
Cây P tạo ra các loại giao tử với tỷ lệ: 0,3AB:0,3ab:0,2Ab:0,2aB
Tỷ lệ kiểu gen có 2 alen trội là: 2×0,3×0,3 + 4×0,2×0,2 = 0,34
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không này mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F1 ở vưòn ươm không nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển, các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
P: AaBb × AaBb → F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb), cây thân cao đem (1AA:2A)(1BB:2Bb:1bb) gieo ở vùng đất ngập mặn → cây còn sống: (1AA:2Aa)(1BB:2Bb)
Cây thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên, cây thân cao chịu mặn là: A-B- = \[1 - \frac{2}{3} \times \frac{2}{3} \times \frac{1}{4} = \frac{8}{9}\] (Cây chịu mặn ở đời sau là 100%).
Ở thực vật, xét hai cặp gen: A, a và B, b quy định hai tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài (I): Giao phấn giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) tạo ra F1. Ở F1, các cây chứa hai tính trạng trội có kiểu gen dị hợp luôn chiếm tỷ lệ 50%.
II. Loài (II): Giao phấn giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) có kiểu gen khác nhau thì có thể tạo ra F1 có 10 loại kiểu gen.
III. Loài (III): Giao phấn giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) tạo ra F1. Ở F1, các cây chứa một tính trạng trội có tỉ lệ tối đa là 50%.
IV. Loài (IV): Giao phấn giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) tạo ra F1. Cho các cây chứa hai tính trạng trội ở F1 giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2 có loại kiểu gen chứa hai alen lặn chiếm tối đa là 50%.
(I) Đúng
A-B- = 50% + r => A-B- (dị hợp) = (50% + r) – AABB
Mà AB=ab => AABB = aabb =r => A-B- (dị hợp) =(50% + r) – r =50%
(II) Đúng
P : \(\frac{{AB}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{aB}}\)
F1: Số kiểu gen=4.4-\(C_4^2\)=10
(III) Đúng
A-bb + aaB- = (25% - r) + (25% - r) = 50% - 2r \( \le \) 50% .
Dấu “=” xảy ra khi r=0 (\(\frac{{ab}}{{ab}}\)=0)
(IV) Sai
P:\(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{Ab}}{{aB}}\)=> \(1\frac{{Ab}}{{Ab}}:2\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{aB}}\)
P:\((1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{ab}})\)x \((1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{ab}})\)
=> GP (1Ab:1aB) x ( 1Ab: 1aB)
=> 2 alen lặn chiếm 100%
=> Chọn C