ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P:
Gọi cấu trúc di truyền ở P là xAA:yAa:0,1aa (x+y=0,9)
Sau 3 thế hệ, tỷ lệ dị hợp tử: \(\frac{y}{{{2^3}}} = 0,075 \to y = 0,6 \to x = 0,3\)
Cấu trúc di truyền ở P là: 0,3AA + 0,6Aa + 0,1 aa = 1
Tập hợp tất cả các alen có trong 1 quần thể ở 1 thời điểm xác định tạo nên
Tập hợp tất cả các alen có trong 1 quần thể ở 1 thời điểm xác định tạo nên vốn gen của quần thể
Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
Trong quần thể tự phối, tần số alen không thay đổi, tần số KG thay đổi theo hướng; tỷ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng lên => tạo các dòng thuần.
Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là
Điều không đúng là C
Trong quần thể tự phối, tần số alen không thay đổi, tần số KG thay đổi theo hướng; tỷ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng lên => tạo các dòng thuần, các gen xấu có thể tổ hợp với nhau và biểu hiện kiểu hình làm suy thoái giống.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quần thể tự thụ phấn?
Trong quần thể thực vật thụ phấn, tần số alen không thay đổi, tần số KG thay đổi theo hướng; tỷ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp tăng lên. Quần thể thực vật thụ phấn qua nhiều thế hệ dẫn đến hình thành các dòng thuần (đồng hợp trội và đồng hợp lặn) làm giảm tỷ lệ dị hợp.
Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
Quần thể có thành phần kiểu gen : 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa
Tần số alen \({p_A} = 0,64 + \dfrac{{0,32}}{2} = 0,8 \to {q_a} = 1 - {p_A} = 0,2\)
Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A Sai vì Quần thể tự thụ phấn thường có độ đa dạng thấp hơn so với quần thể giao phấn (do có ít biến dị tổ hợp hơn)
B sai vì Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp các cá thể ở thế hệ xuất phát có kiểu gen đồng hợp trội có lợi hoặc không chứa hoặc chứa ít gen có hại.
C sai vì Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ không thay đổi tần số alen.
D đúng. Các quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thường bao gồm các dòng thuần chủng khác nhau về các kiểu gen.
Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp:
Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp các cá thể ở thế hệ xuất phát có kiểu gen đồng hợp trội có lợi hoặc không chứa hoặc chứa ít gen có hại.
Một quần thể tự thụ phấn xuất phát có thành phần kiểu gen là 05AA ; 0,3Aa ; 0,2aa. Khi sự tự thụ phấn kéo dài (số thế hệ tự thụ tiến đến vô cùng). Nhận xét nào sau đây về kết quả của quá trình tự phối là sai?
Sự tự phối kéo dài làm cho quần thể có số cá thể dị hợp giảm dần đến 0, chỉ còn lại 2 dòng thuần với tần số của A, a lần lượt bằng với tần số của AA và aa.
Một quần thể tự phối qua nhiều thể hệ thì thành phần kiểu gen của quần thể này sẽ chỉ bao gồm AA và aa và có tỷ lệ lần lượt bằng tần số của A và a.
Trong chọn giống, để tạo dòng thuần, người ta tiến hành:
Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm tạo dòng thuần chủng. Vì sự tự phối làm cho quần thể có số cá thể dị hợp ngày càng giảm dần, số cá thể đồng hợp ngày càng tăng dần.
Tần số alen của một gen được tính bằng
Tần số alen là tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định
Ví dụ: kiểu gen AA= 0.3, Aa=0.5, aa=0.2
Tần số A= (0.3 + 0.5/2)/1
Hay AA= 200 cá thể, Aa=150 cá thể, aa=100 cá thể
Tần số A = (200+ 150/2)/ (200+150+100)
Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA: hAa: raa (với d+h+r =1). Công thức tính tần số của alen A, a là:
Quần thể có thành phần kiểu gen là: dAA: hAa: raa thì ta có thể tính tần số alen theo công thức
p= d+ h/2 và q= r+h/2
Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là: AA: Aa: aa = 1: 2: 1. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
P: 1AA: 2Aa: 1aa → 0.25AA: 0.5Aa: 0.25aa
Tần số alen A = 0.25 + 0.5: 2 = 0.5
Tần số alen a = 0,5
Cho một quần thể có thành phần kiểu gen như sau: 0,3AA: 0,4 Aa: 0,3 aa. Tần số alen A và a trong quần thề này lần lượt là
Tần số alen A là 0,3 + 0,4 : 2 = 0,5
Tần số alen a là 0,5
Giả sử một quần thể động vật có 2000 cá thể. Trong đó 125 cá thể có kiểu gen AA; 750 cá thể có kiểu gen Aa; 1125 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là
Tần số alen A trong quần thể là:
A= (AA + Aa: 2) / (AA + Aa + aa) = (125 + 750: 2) / (AA + Aa + aa) = 500: 2000 = 0.25
Tần số alen a trong quần thể là: 1 – 0,25 = 0,75
Cho một quần thể thực vật (I0) có cấu trúc di truyền \(0,1\frac{{AB}}{{AB}} + 0,2\frac{{Ab}}{{AB}} + 0,3\frac{{AB}}{{aB}} + 0,4\frac{{ab}}{{ab}} = 1\). Quần thể (I0) tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được quần thể (I3). Biết các cá thể có sức sống như nhau. Tần số alen A và B của quần thể (I3) lần lượt là:
Do quần thể tự thụ phấn nên tần số alen không thay đổi qua các thế hệ:
Tần số alen A là PA = 0,1 + 0,2 + 0,3 : 2 = 0,45
Tần số alen B là PB = 0,1 + 0,2 : 2 + 0,3 = 0,5.
Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa:
Tần số của một loại kiểu gen nào đó tính bằng tỷ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số lượng cá thể trong quần thể tại một thời điểm xác định
Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,3 AA: 0,4 Aa: 0,3 aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ F1 thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là:
P: 0,3AA: 0,4Aa: 0,3aa
Tự thụ phấn
F1: Aa = 0,4: 2 = 0,2
AA = aa = 0,3 + (0,4 – 0,2): 2 = 0,4
Vậy F1: 0,4AA: 0,2Aa: 0,4aa.
Cho một quần thể tự thụ phấn gồm 200 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa, 400 cá thể có kiểu gen aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là:
Quần thể có thành phấn kiểu gen ở thế hệ ban đầu là
200 AA + 400 Aa + 400 aa→Thành phần kiểu gen trong quần thể là: 0,2 AA + 0,4 Aa + 0,4 aa = 1
Sau khi quần thể tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì ta có
Tỉ lệ Aa trong quần thể là: 0,4: 23 = 0,4: 8 = 0,05
Tỉ lệ AA trong quần thể sau 3 thế hệ ngẫu phối là: 0,2 + (0,4 – 0,05): 2 = 0,375
Tỉ lệ aa trong quần thể là: 0,4 + (0,4 – 0,05): 2 = 0,575
Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là:
Tự thụ phân 3 thế hệ
F2: Aa = (1/2)3 = 1/8 = 0,125
AA = aa = (1 – 0,125): 2 = 0.375
Vậy F2: 0,4375AA: 0,125Aa: 0,4375aa.