Ở một loài động vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và cả hai gen đều biểu hiện ở cả hai giới. Cho biết ở loài này có cặp NST giới tính là XX và XY. Nếu không xét tính đực và tính cái thì quần thể có tối đa sáu loại kiểu hình về hai tính trạng này; số loại kiểu gen ở giới đực gấp hai lần số loại kiểu gen ở giới cái. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Ta có số loại kiểu gen đực = 2 số loại kiểu gen cái → khả năng cao XX là đực, XY là cái (tuy nhiên vẫn có trường hợp XY cho nhiều kiểu gen hơn XX, đó là khi gen nằm trên vùng tương đồng của cả X và Y)
Có 6 loại kiểu hình về 2 tính trạng → Khả năng cao gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen (tuy nhiên vẫn có trường hợp 1 gen có 1 alen, 1 gen có 6 alen)
Giả sử gen có 2 alen nằm trên thường, gen có 3 alen nằm trên X không alen tương ứng trên Y
➔ XX có số loại kiểu gen là 3.6 = 18
➔ XY có số loại kiểu gen là 3.3 = 9
Ta thấy XX gấp đôi số kiểu gen XY → Giả sử này là đúng
Dạng bài này cần rất nhiều kinh nghiệm làm bài thì mới có thể đưa ra được giả thiết đúng, còn không sẽ phải thử nhiều trường hợp thì mới ra được đáp án
Chọn C
Ở một loài động vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và cả hai gen đều biểu hiện ở cả hai giới. Cho biết ở loài này có cặp NST giới tính là XX và XY. Nếu không xét tính đực và tính cái thì quần thể có tối đa sáu loại kiểu hình về hai tính trạng này; số loại kiểu gen ở giới cái gấp hai lần số loại kiểu gen ở giới đực. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Cả hai gen đều biểu hiện ở cả hai giới => Gen nằm trên X
Hai gen phân ly độc lập => 1 gen nằm trên NST giới tính, 1 gen nằm trên NST thường. => A sai
Số kiểu hình: 3.2
Số loại kiểu gen ở giới cái gấp hai lần số loại kiểu gen ở giới đực
=> Cái (XX= \(\frac{3}{2}\).(3+1) = 6) , Đực XY =3
Gen trên NST giới tính có 3 alen
Gen trên NST thường 2 alen (B- :bb)
B sai, số phép lai = số kiểu gen đực x số kiểu gen cái = 6.3.3.3 = 162
=> C đúng, số loại giao tử 2.2=4
D sai
=> Chọn C
Theo lý thuyết, tình trạng do gen quy định chỉ biểu hiện ở một giới trong trường hợp nào sau đây?
Chỉ biểu hiện ở một giới => Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y.
Ở người, gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X
Ở người, gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X thì không có alen tuơng ứng trên NST Y.
Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tất cả các ruồi đực đều mắt đỏ?
Ruồi đực toàn mắt đỏ → ruồi cái làm mẹ có kiểu gen XAXA.
Ở ruồi giấm, alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. phép lai nào sau đây cho đời con có tỷ lệ kiểu hình là 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng?
Phép lai cho tỷ lệ kiểu hình là 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng là B:
XDXd × XDY → XDXD : XDXd : XDY : XdY
Ở ruồi giấm, gen W quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt trắng các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?
Ruồi mắt trắng toàn ruồi đực: XwY = 1/2Xw × 1/2Y → Con cái dị hợp: P: XWXw × XWY
Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng, sau đó cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 13 ruồi mắt đỏ: 3 ruồi mắt trắng. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen có hai alen quy định theo lý thuyết phát biểu nào sau đây sai?
Nếu gen nằm trên NST thường thì khi cho giao phối ngẫu nhiên, tỷ lệ kiểu hình ở F2 và F3 phải giống nhau ≠ đề bài → gen nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng.
P: XAXA × XaY
F1: XAXa : XAY
F2: XAXA: XAXa:XAY:XaY
F3: (3XA:1Xa)(1XA:1Xa:2Y) ↔ 3XAXA:4XAXa :1XaXa: 6XAY: 2XaY
A đúng.
B sai, cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối: XAXA: XAXa × XAY ↔ (3XA:1Xa)(1XA:1Y)↔ 3XAXA:1XAXa: 3XAY: 1XaY
C đúng
D đúng.
Ở một loài động vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và cả hai gen đều biểu hiện ở cả hai giới. Cho biết ở loài này có cặp NST giới tính là XX và XY. Nếu không xét tính đực và tính cái thì quần thể có tối đa sáu loại kiểu hình về hai tính trạng này; số loại kiểu gen ở giới cái gấp hai lần số loại kiểu gen ở giới đựC. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một cá thể giảm phân tạo ra tối đa 8 loại giao tử về hai gen trên.
B. Trong quần thể có tối đa 162 kiểu phép lai về hai gen trên.
C. Hai gen này nằm trên hai cặp NST thường khác nhau.
D. Trong quần thể, số loại giao tử cái nhiều hơn số loại giao tử đực.
Cả hai gen đều biểu hiện ở cả hai giới => Gen nằm trên X
Hai gen phân ly độc lập => 1 gen nằm trên NST giới tính, 1 gen nằm trên NST thường.
Số kiểu hình: 3.2
Số loại kiểu gen ở giới cái gấp hai lần số loại kiểu gen ở giới đực
=> Cái (XX= \(\frac{3}{2}\).(3+1) = 6) , Đực XY =3
Gen trên NST giới tính có 3 alen
Gen trên NST thường 2 alen (B- :bb)
=> A sai, số loại giao tử 2.2=4
B đúng, số phép lai = số kiểu gen đực x số kiểu gen cái = 6.3.3.3 = 162
C sai, vì 1 gen nằm trên NST giới tính, 1 gen nằm trên NST thường.
D sai
=> Chọn B
Một loài thú, xét 2 cặp gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, trong đó A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng, B quy định đuôi dài trội hoàn toàn so với b quy định đuôi ngắn. Cho con cái dị hợp 2 cặp gen giao phối với con đực mắt đen, đuôi dài (P), thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình ở giới đực là: 42% cá thể đực mắt đen, đuôi ngắn: 42% cá thể đực mắt trắng, đuôi dài: 8% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn: 8% cá thể đực mắt đen, đuôi dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F1 có tối đa 10 loại kiểu gen.
II. Quá trình giảm phân của cơ thể cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 16%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 42%.
IV. Nếu cho cá thể đực ở P lai phân tích thì sẽ thu được Fa có các cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn chiếm 21%.
Con cái cho 4 loại giao tử với tỷ lệ 0,42Ab:0,42aB:0,08AB:0,08ab (bằng với tỷ lệ kiểu hình ở giới đực) → tần số HVG ở giới cái là 16%.
P: \(X_b^AX_B^a \times X_B^AY\)
I sai, đời con có tối đa 8 kiểu gen.
II đúng
III sai, XS thu được kiểu gen thuần chủng là 8%
IV sai, \(X_b^aX_b^a \times X_B^AY\)→ 100% đực mắt trắng, đuôi ngắn.
Ở một loài động vật, mỗi cặp tính trạng màu thân và màu mắt đều do một cặp gen quy định. Cho con đực (XY) thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái (XX) thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ : 20% con đực thân xám, mắt đỏ : 20% con đực thân đen, mắt trắng : 5% con đực thân xám, mắt trắng : 5% con đực thân đen, mắt đỏ. Tần số hoán vị gen ở cá thể cái F1 là
Ta thấy phân ly tính trạng ở 2 giới là khác nhau → hai gen nằm trên NST X
Quy ước gen: A- thân xám; a- thân đen; B- Mắt đỏ; b- mắt trắng
P: \({\rm{X}}_B^AX_B^A \times X_b^aY \to {F_1}:{\rm{X}}_B^AX_b^a \times X_B^AY\)
Tỷ lệ con đực thân xám mắt trắng: \(X_b^AY = 0,05 \to X_b^A = 0,1 \to f = 20\% \)
Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Cho các phát biểu sau về các con ruồi ở thế hệ F2, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 31,25%.
(2) Tỉ lệ ruồi đực mắt đỏ bằng một phần ba ruồi đực mắt trắng.
(3) Số ruồi cái mắt trắng bằng 50% số ruồi đực mắt trắng.
(4) Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng bằng 25% ruồi cái mắt đỏ không thuần chủng.
F1 phân ly theo tỷ lệ 1:1 → ruồi cái mắt đỏ dị hợp tử, kiểu gen của P là: XAXa × XaY → XAXa : XaY: XaXa : XAY
Ruồi F1 giao phối tự do với nhau ta được: (XAXa: XaXa)( XaY : XAY) ↔ (1XA :3Xa)( 1XA :1Xa:2Y)
Xét các phát biểu:
(1) ruồi cái mắt đỏ chiếm tỷ lệ:\(\frac{1}{4} \times \frac{1}{2} + \frac{3}{4} \times \frac{1}{4} = 31,25\% \) → (1) đúng
(2) Đúng, ruồi đực mắt đỏ bằng 1/3 ruồi đực mắt trắng
(3) số ruồi cái mắt trắng \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{4}\), ruồi đực mắt trắng: \(\frac{3}{4} \times \frac{1}{2}\) → (3) đúng
(4) ruồi cái mắt đỏ thuần chủng chiếm:\(\frac{1}{4} \times \frac{1}{4} = 0,0625\); ruồi cái mắt đỏ không thuần chủng:\(\frac{3}{4} \times \frac{1}{4} + \frac{1}{4} \times \frac{1}{4} = 0,25\) → (4) đúng
Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen: alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về kiểu hình ở F2, theo lí thuyết kết luận nào sau đây không đúng?
Ở gà XY là gà mái, XX là gà trống
Ta có Pt/c: XAXA × XaY → F1 : XAXa : XAY
Cho F1 × F1: XAXa × XAY → 1XAXA : 1XAXa : 1XAY :1XaY
KH: 2 gà trống lông vằn:1 gà mái lông vằn:1 gà mái lông đen
→ A đúng, B đúng, D đúng; C sai
Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Alen B quy định màu mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Cho giao phối ruồi đực và cái mắt đỏ, F1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng. Cho F1 tạp giao được F2, cho các phát biểu sau về ruồi ở F2, số phát biểu đúng là:
(1).Ruồi giấm cái mắt trắng chiếm tỉ lệ 18,75%.
(2).Tỷ số giữa ruồi đực mắt đỏ và ruồi cái mắt đỏ là 6/7.
(3).Ruồi giấm cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.
(4).Ruồi đực mắt trắng chiếm tỉ lệ 12,5%.
Ruồi đực và ruồi cái đỏ sinh ra được cá thể có cả mắt đỏ và mắt trắng → Ruồi đực và ruồi cái trong phép lai trên có kiểu gen là
P: XAY × XAXa → F1: XAXA : XAXa : XAY : XaY
Cho F1 tạp giao:
(XAXA : XAXa)(XAY : XaY) = (3/4XA : 1/4Xa)(1/4XA : 1/4Xa : 1/2Y)
3 – đúng, Ruồi giấm cái mắt đỏ là: 3/8 + 1/16 = 7/16 =43,75%.
1 - sai, Ruồi giấm cái mắt trắng: 1/16 = 0,0625
Ruồi đực mắt đỏ: 3/8 = 6/16
2 - đúng. Tỷ số ruồi đực mắt đỏ và ruồi cái mắt đỏ là 6/7
4 - đúng. Ruồi đực mắt trắng chiểm tỉ lệ: 1/4 × 1/2 = 1/8 = 2/16 = 0,125
Vậy có 3 đáp án đúng
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về NST giới tính ở động vật.
B -sai vì NST giới tính có chứa các gen quy định giới tính và các gen quy định các tính trạng thường → hiện tượng các tính trạng thường liên kết với giới tính
Sự di truyền kiểu hình liên kết với giới tính như thế nào?
Sự di truyền kiểu hình liên kết với giới tính có đặc điểm: Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở hai giới tính
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên nhiễm sắc thể X.
Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở giới mang cặp XX không phải đặc điểm của gen lặn trên NST X
Tính trạng có túm lông ở vành tai di truyền theo quy luật nào?
Tật túm lông ở vành tai là do các gen lặn, nằm trên NST giới tính Y qui định
→ cơ chế di truyền là di truyền liên kết với giới tính
Ở nguời, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen trội H quy định tình trạng máu đông bình thường. Một gia đình có con trai mắc bệnh máu khó đông, bố mẹ đều bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng?
Một gia đình có bố và con trai đều mắc bệnh máu khó đông XhY → con trai nhận Xh của mẹ, mẹ bình thường → mẹ có kiểu gen XHXh.
Ở nguời, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen trội H quy định tình trạng máu đông bình thường. Một gia đình có con trai mắc bệnh máu khó đông, bố mẹ đều bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng?
Một gia đình có bố và con trai đều mắc bệnh máu khó đông XhY → con trai nhận Xh của mẹ, mẹ bình thường → mẹ có kiểu gen XHXh.