Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở 2 giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen:
Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở 2 giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen: Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở 2 giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen:
Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở 2 giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen: Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Các gen quy định tính trạng nằm trên NST Y ở đoạn không tương đồng chỉ di truyền cho:
Các gen quy định tính trạng nằm trên NST Y ở đoạn không tương đồng chỉ di truyền cho giới dị giao tử
Ở ruồi giấm, gen Hbr có ba alen khác nhau gồm Hbr1, Hbr2, Hbr3 nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y qui định sản xuất một protein liên quan đến màu sắc mắt. Số lượng alen Hbr tối đa mà một cá thể ruồi cái bình thường có thể có trong hệ gen ở một tế bào sinh dưỡng là:
Ruồi cái bình thường là XX, do đó một cá thể ruồi cái bình thường có thể mang 2 alen Hbr
Ở mèo, kiểu gen DD quy định màu lông đen; dd quy định màu lông hung; Dd quy định màu lông tam thể. Gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Nhận định nào sau đây là sai?
Ý A đúng, vì ở mèo đực có bộ NST XY nên không thể có màu lông tam thể (XDXd).
Ý B đúng vì con mèo đực lông đen luôn có kiểu gen XDY, sẽ không có kiểu gen đồng hợp.
Ý C, sai vì còn phụ thuộc vào tần số của các alen trong quần thể, kiểu giao phối.
Ý D đúng vì xuất hiện2 loại kiểu hình (mèo tam thể, màu đen).
Ở gà, gen A quy định lông vằn, a : không vằn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống , gà mái ngay từ lúc mới nở . Cặp lai phù hợp là
Phép lai A cho đời con 100% lông vằn => loại
Phép lai B cho đời con: con trống: có cả lông vằn và không vằn, con mái cũng có cả lông vằn và không vằn => loại
Phép lai C: con mái lông vằn, con trống có 2 kiểu hình lông vằn và không vằn => loại
Phép lai D: con mái lông vằn, con trống không vằn => thỏa mãn điều kiện.
Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình đời con khác nhau ở cả hai giới?
Phép lai A: ${X^a}{X^a} \times {X^A}{Y^a} \to {X^A}{X^a}:{X^a}{Y^a}$ → phân ly kiểu hình khác nhau ở 2 giới.
Phép lai B: ${X^A}{X^a} \times {X^a}{Y^A} \to {X^A}{X^a}:{X^a}{X^a}:{X^A}{Y^A}:{X^a}{Y^A}$ ở giới dị giao tử có 1 kiểu hình còn giới đồng giao tử có 2 kiểu hình.
Phép lai C: ${X^A}{X^a} \times {X^A}{Y^a} \to {X^A}{X^A}:{X^A}{X^a}:{X^A}{Y^a}:{X^a}{Y^a}$ → phân ly kiểu hình khác nhau ở 2 giới.
Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1 và đều ở cả hai giới?
Tỉ lệ phân li kiểu hình 1 mắt đỏ : 1 mắt trắng
→ Kiểu hình mắt trắng chỉ có ở ruồi giấm đực không xuất hiện ở ruồi giấm cái → gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X
→ Bố mẹ có kiểu gen XBXb × XbY
Ở 1 loài thú, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định màu trắng, alen B quy định lông dài trội hoàn toàn so với b quy định lông ngắn. Cho con đực lông trắng, dài giao phối với con cái lông đen, ngắn thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cái lông đen, dài: 1 đực đen, ngắn. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cái đen, ngắn: 1 cái đen, dài: 1 đực đen, ngắn: 1 đực trắng, dài. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây đúng?
Ta thấy ở F2 không thấy xuất hiện kiểu hình trắng, ngắn (aa, bb) → hai gen nằm trên cùng 1 NST và liên kết hoàn toàn.
ở F1, F2 có sự khác nhau về kiểu hình ở 2 giới → 2 gen nằm trên NST X.
P: $X_b^AX_b^A \times X_B^aY \to {F_1}:X_b^AX_B^a:X_b^AY \to {F_2}:X_b^AX_b^A:X_b^AX_B^a:X_b^AY:X_B^aY$
Con cái lông đen, ngắn có kiểu gen đồng hợp.
Vậy các ý đúng là A, B, C
Ở ruồi, cánh dài là trội so với cánh ngắn. Tiến hành phép lai ruồi cái cánh ngắn với ruồi đực cánh dài thuần chủng, người ta thu được F1 100% số cá thể có cánh dài. Tiếp tục cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 có 43 ruồi cánh dài và 14 ruồi cánh ngắn, trong đó ruồi cánh ngắn toàn là ruồi cái. Tiếp tục cho ruồi cái cánh dài với ruồi đực cánh dài ở F2 giao phối với nhau. Theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi cái cánh dài ở F3 là:
A dài >> a ngắn
P ♀ cánh ngắn x ♂ cánh dài thuần chủng
F1: 100% cánh dài
F2: 3 dài : 1 ngắn(♀)
Do tính trạng ở 2 giới ở F2 khác nhau
→ alen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính
F2: giới cái : 1 dài : 1 ngắn
→ ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử
→ gen nằm trên vùng tương đồng cặp NST giới tính
→ ruồi đực F1: XaYA.
→ F1 x F1: XaYA x XAXa.
→ F2: XAYA : XaYA : XAXa : XaXa.
F2 dài x F2 dài: (XAYA : XaYA) x XAXa.
→ F3: ruồi cái cánh dài XAX- =¼ × ½ + ¼ × ½ + ¼ × ½ = 3/8
Ở một loài chim, xét 4 cặp gen nằm trên bốn cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P:$AaBbDd{X^M}{X^m} \times aaBbdd{X^M}Y$. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể F1, con có kiểu hình giống bố chiếm tỷ lệ
Tỷ lệ con đực có kiểu hình giống bố chiếm tỷ lệ: $\frac{1}{2} \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{3}{4} = \frac{9}{{64}}$
Một gen có 2 alen (A: màu đỏ, a: màu trắng) trội lặn hoàn toàn đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Cho các cá thể mang các kiểu gen đó giao phối với nhau. Kết luận nào sau đây đúng:
1 gen có 2 alen mà có 5 kiểu gen trong quần thể → gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X (nếu nằm trên vùng tương đồng sẽ có 6 kiểu gen), giới cái có 3 kiểu gen, giới đực có 2 kiểu gen.
- Số phép lai trong quần thể là: 2×3=6 phép lai → loại B, D
- Số phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 1 đỏ: 1 trắng là: 2 (${X^A}Y \times {X^a}{X^a};{X^a}Y \times {X^A}{X^a}$), số phép lai cho tỷ lệ 3 : 1 là 1.
Ở một loài động vật, khi cho cá thể cái (XX) mắt trắng giao phối cá thể đực (XY) mắt đỏ, thế hệ F1 toàn mắt đỏ, F1 giao phối ngẫu nhiên, thế hệ F2 thu được
- Giới cái: 3 mắt đỏ : 5 mắt trắng - Giới đực: 6 mắt đỏ : 2 mắt trắng
Nếu đem các con mắt đỏ F2 giao phối với nhau thu được F3. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ con đực mắt đỏ ở F3 sẽ là
Tỷ lệ kiểu hình ở 2 giới khác nhau → gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.
F2: có 16 tổ hợp giao tử → có 2 gen tương tác tạo ra kiểu hình.
F1 toàn mắt đỏ → P thuần chủng và 1 trong 2 gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y.
Quy ước gen: A-B : mắt đỏ, aaB-/A-bb/aabb: mắt trắng.
$\begin{array}{l}P:aa{X^b}{X^b} \times AA{X^B}{Y^B} \to {F_1}:Aa{X^B}{X^b} \times Aa{X^b}{Y^B}\\ \to {F_2}:(3A - :1{\rm{a}}a)({X^B}{X^b}:{X^b}{X^b}:{X^b}{Y^B}:{X^B}{Y^B})\end{array}$
F2: giới cái: 3 mắt đỏ:5 mắt trắng
Giới đực: 6 mắt đỏ:2 mắt trắng.
Lấy các con mắt đỏ ở F2: con cái: $1AA{X^B}{X^b}:2Aa{X^B}{X^b}$
Con đực: $1AA{X^B}{Y^B}:2Aa{X^b}{Y^B}:1AA{X^b}{Y^B}:2Aa{X^B}{Y^B}$
Cho con đực và con cái giao phối với nhau: $\left( {2A:1a} \right)\left( {{X^B}:{X^b}} \right) \times \left( {2A:1a} \right)\left( {1{X^B}:1{{\rm{X}}^b}:2{Y^B}} \right)$
Tỷ lệ con đực mắt đỏ là: $\left( {\frac{2}{3} \times 1 + \frac{1}{3} \times \frac{2}{3}} \right) \times \left( {\frac{1}{2} \times \frac{1}{2} + \frac{1}{2} \times \frac{1}{2}} \right) = \frac{4}{9}$
Trong 1 quần thể, gen 1 có 2 alen, gen 2 có 5 alen. Cả 2 gen thuộc nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y. Gen 3 có 4 alen thuộc nhiễm sắc thể Y, không có alen trên X. Số loại giao tử và số kiểu gen nhiều nhất có thể có là:
Xét cặp XX: số loại giao tử X tối đa là: 2. 5 = 10
Số kiểu gen tối đa là: 10.11/2=55
Xét cặp XY: Số loại giao tử Y là: 4
Số kiểu gen của XY = số giao tử X. Số giao tử Y = 10. 4 = 40
→ Số giao tử là: 10+4 =14
Số kiểu gen: 55+40 = 95
Ở một loài thú, cho con cái lông dài, thân đen thuần chủng lai với con đực lông ngắn, thân trắng thu được F1 toàn con lông dài, thân đen. Cho con đực F1 lai phân tích, Fa có tỉ lệ phân li kiểu hình 125 con cái lông ngắn, thân đen : 42 con cái lông dài, thân đen : 125 con đực lông ngắn, thân trắng : 40 con đực lông dài, thân trắng. Biết tính trạng màu thân do một gen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đúng?
1. Ở Fa tối đa có 6 loại kiểu gen.
2. Tính trạng chiều dài lông do hai cặp gen quy định.
3. Có 2 kiểu gen quy định lông ngắn, thân trắng.
4. Cho các cá thể lông dài ở Fa giao phối ngẫu nhiên, theo lí thuyết đời con cho tối đa 18 kiểu gen và 8 kiểu hình.
Tỷ lệ phân ly ở Fa:
Tỷ lệ phân ly màu thân ở 2 giới khác nhau → gen quy định màu thân nằm trên NST giới tính., F1 có thân đen → thân đen là trội hoàn toàn so với thân trắng.
Tỷ lệ lông dài: lông ngắn = 1/3 → độ dài lông do 2 cặp gen quy định → (2) đúng
Quy ước gen
A: Thân đen, a thân trắng.
B-D- lông dài ; B-dd, bbD-, bbdd : lông ngắn.
$P:{X^A}{X^A}BB{\rm{DD}} \times {X^a}Ybb{\rm{dd}} \to {F_1}:{X^A}{X^a}BbDd:{X^A}YBbDd$
Con đực F1 lai phân tích: ${X^A}YBbDd \times {X^a}{X^a}bb{\rm{dd}}$
+ ở Fa có 2 x 4 = 8 kiểu gen. → (1) sai
+ Kiểu hình lông ngắn, thân trắng có các kiểu gen: $Bb{\rm{dd}}{X^a}Y,bbDd{X^a}Y,bb{\rm{dd}}{X^a}Y$ →(3) sai
+ Các cá thể lông dài ở Fa: ${X^A}{X^a}BbDd \times {X^a}YBbDd$
Số kiểu gen tối đa được tạo thành là: 4x9 = 36, số kiểu hình:4 x 2 =8 → (4) sai
Ở một loài động vật cho con đực thuần chủng cánh dài, có lông đuôi giao phối với con cái thuần chủng cánh ngắn, không có lông đuôi thu được F1 100% cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình phân li ở hai giới như sau:
Giới cái: 36 con cánh dài, có lông đuôi; 9 con cánh dài, không có lông đuôi; 24 con cánh ngắn, có lông đuôi; 51 con cánh ngắn, không có lông đuôi
Giới đực: 90 con cánh dài, có lông đuôi;30 con cánh ngắn, có lông đuôi
Biết rằng tính trạng về lông đuôi do một gen có hai alen quy định, không phát sinh thêm đột biến và chỉ xảy ra hoán vị ở giới cái. Cho các nhận xét sau:
1. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y
2. Tần số hoán vị gen bằng 20%
3. Tính dạng hình dạng cánh do 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung quy định
4. Cặp gen quy định tính trạng lông đuôi nằm trên vùng không tương đồng của NST Y
5. Cho cái F1 lai phân tích trong tổng số con đực được sinh ra thì kiểu hình cánh dài, không có lông đuôi chiếm tỉ lệ 5%
Số nhận xét đúng là?
Tính các tỷ lệ: cánh dài /cánh ngắn: 9/7, tỷ lệ có lông đuôi/ không có lông đuôi = 3/1
→ tính trạng cánh là do 2 gen tương tác bổ sung → (3) đúng
- Nếu 2 các gen quy định 2 tính trạng này PLĐL thì tỷ lệ KH là (9:7)(3:1)≠ đề bài → 1 trong 2 gen quy định tính trạng cánh nằm trên X
- P thuần chủng, F1 đồng hình cánh dài có lông đuôi → có lông đuôi là trội so với không có lông đuôi. Và các con đực chỉ có kiểu hình có lông đuôi → chỉ nhận giao tử mang alen trội về tính trạng nà, mà ở giới cái mới có hoán vị gen → con cái XX, con đực XY,
- Quy ước gen: A-B- cánh dài, A-bb/aaB-/aabb: cánh ngắn.
D có lông đuôi, d: không có lông đuôi.
- Mà ở F1 đồng hình → 2 gen B và D nằm trên vùng tương đồng của X và Y → (1) đúng, (4) sai
Vậy kiểu gen của P là: $P:AAX_D^BY_D^B \times aaX_d^bX_d^b \to {F_1}:AaX_D^BX_d^b \times AaX_d^bY_D^B$
- Ở F2: tỷ lệ con cái, cánh dài có lông đuôi (A-B-D) chiếm tỷ lệ 0.15 mà A-=0.75
→ B-D-=0.2, chỉ có con cái có hoán vị gen nên con đực cho $X_d^b = 0.5 \to X_D^B = \frac{{0.2}}{{0.5}} = 0.4 \to f = 20\% $ → (2) đúng.
$P:AAX_D^BY_D^B \times aaX_d^bX_d^b \to {F_1}:AaX_D^BX_d^b \times AaX_d^bY_D^B$
- Cho con cái F1 lai phân tích:
Vậy tỷ lệ con đực cánh dài, không có lông đuôi (A-B-dd) 0.1x 1/2 =0.05 = 5% → (5) đúng
Vậy tất cả có 4 ý đúng.
Ở người, các gen mù màu đỏ-xanh lá cây (R= bình thường, r = mù màu) và bệnh hemophilia A (H = bình thường, h = bệnh hemophilia) liên kết và cách nhau 3 đơn vị bản đồ. Một người phụ nữ có mẹ bị mù màu và có cha bị bệnh hemophilia A đang mang thai một bé trai và muốn biết khả năng con mình sẽ có thị lực bình thường và đông máu. Xác suất đứa trẻ bị cả hai bệnh trên là bao nhiêu?
Cả 2 bệnh này ở người đều được quy định bởi gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.
Người phụ nữ có
Mẹ bị mù màu, đông máu bình thường ↔$X_H^rX_ - ^r \leftrightarrow \left( {\frac{1}{2}X_H^rX_H^r:\frac{1}{2}X_H^rX_h^r} \right)$
Bố bị hemophilia A, không bị mù màu ↔$X_h^RY$
→ người phụ nữ có dạng là: $\left( {\frac{3}{4}X_h^RX_H^r:\frac{1}{4}X_h^RX_h^r} \right)$
Người phụ nữ đang mang thai 1 bé trai
→ bé trai nhận Y từ bố, chỉ cần xét X từ mẹ
Để người con bị 2 bệnh trên ↔ người con phải nhận giao tử $X_h^r$ từ mẹ
Mà f = 3% → người mẹ cho giao tử liên kết: $X_h^r$ = 0,485 và giao tử hoán vị $X_h^r$ = 0,015
→ vậy xác suất để người con trai đang mang thai kia sinh ra bị 2 bệnh là :
¾.0,015 + ¼. 0,485 = 0,1325 ~0,13
Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST
Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST mang gen quy định giới tính và có thể mang cả gen quy định tính trạng thường.
Ở một loài chim, xét 4 cặp gen nằm trên bốn cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P:\(AaBbDd{X^M}{X^m} \times aaBbdd{X^M}Y\). Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể F1, con có kiểu hình giống bố chiếm tỷ lệ
Tỷ lệ con có kiểu hình giống bố chiếm tỷ lệ: \(\frac{1}{2} \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{3}{4} = \frac{9}{{64}}\)
Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST
Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST mang gen quy định giới tính và có thể mang cả gen quy định tính trạng thường.