Bệnh ở phả hệ dưới đây (ô có màu đen) do một gen đột biến qui định:
Gen qui định bệnh là:
Ta có bố mẹ ở thế hệ thứ 2 cùng bị bệnh nhưng sinh ra con không bị bệnh → gen gây bệnh là gen trội.
Ở cặp vợ chồng thế hệ thứ 3 bố bị bệnh nhưng con gái không bị bệnh nên gen đó không phải là gen nằm trên NST giới tính X (nếu nằm trên X thì con gái bị bệnh giống bố) → nằm trên NST thường.
Ở người, gen h qui định máu khó đông, H qui định máu đông bình thường, các gen nói trên đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Bố bị máu khó đông, mẹ không bị máu khó đông sinh được 4 người con, trong đó có người con gái bị máu khó đông, số còn lại máu đông bình thường. Con gái của họ có kiểu gen là:
H: bình thường > h: khó đông
P: XhY × XHXh
F: X-Y ; XHXh : XhXh
Con gái họ có thể không bị máu khó đông.
-> XHXh hoặc XhXh
Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Phép lai nào sau đây có thể tạo ra con bị cả 2 bệnh?
A: bình thường > a: bệnh (Bạch tạng)
B: bình thường > b: mù màu
Con bị bệnh: Aa XBXb (bình thường) × Aa XBY (bình thường).
Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính × qui định. Gen A qui định máu đông bình thường. Tỉ lệ kiểu hình ở con sẽ như thế nào nếu mẹ có mang gen lặn, kiểu hình của mẹ bình thường còn bố bị máu khó đông?
A: bình thường > a: máu khó đông (X)
Bố mẹ: XAXa × XaY
Con: XAXa, XaXa, XAY, XaY
1 con trai bình thường : 1 con trai bệnh : 1 con gái bình thường : 1 con gái bệnh.
Ở người, gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu, các alen bình thường tương ứng là H và M. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của 2 vợ chồng trên là:
Bố bình thường sẽ có kiểu gen XMHY => loại A, D
2 người con trai của họ, 1 người bị mù màu, 1 người bị máu khó đông => người mẹ mang cả 2 alen gây bệnh (m, h)
Ở người, gen quy định mù màu đỏ lục nằm trên NST X, không có alen trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, họ có người con trai bị bệnh mù màu đỏ lục. Xác suất họ sinh đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu là:
A bình thường >> a mù màu đỏ lục
Bố bị bệnh, mẹ bình thường : XaY x XAX-
Sinh con trai bị bệnh : XaY ↔ con trai nhận alen a từ mẹ
→ người mẹ có kiểu gen : XAXa
Xác suất họ sinh đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu là: ¼ = 25%
Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong 2 alen của gen quy định:
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng thế hệ thứ IV là:
- Ở thế hệ I, bố mẹ bình thường => con bị bệnh => bệnh do gen lặn
- Cặp vợ chồng thứ 2 , bố mẹ bình thường con gái bị bệnh => gen gây bệnh nằm trên NST thường.
Quy ước gen A: bình thường, a bị bệnh
Xét cặp vợ chồng thế hệ thứ IV:
Chồng có bố bị bệnh => KG: Aa
Bên vợ: bố vợ có kiểu gen Aa, ông bà ngoại có kiểu gen 1/3AA: 2/3Aa => mẹ vợ có kiểu gen: (1AA: 1Aa) => vợ có kiểu gen: (3AA: 4Aa)
- Cặp vợ chồng IV: Aa x (3AA: 4Aa) , xác suất sinh con đầu lòng mang alen gây bệnh là 1- AA = 1- 5/14= 9/14
Phả hệ ở hình dưới đây mô phỏng sự di truyền của bệnh “X” và bệnh “Y" ở người. Hai bệnh này đều do hai alen lặn nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau gây ra.
Cho rằng không có đột biến mới phát sinh. Alen a gây bệnh X, alen b gây bệnh Y. Các alen trội tương ứng là A, B không gây bệnh (A, B là trội hoàn toàn so với a và b). Xác suất để đứa con của cặp vợ chồng số 14 và 15 mang alen gây bệnh là:
2 bệnh do hai alen lặn nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau
↔ 2 gen phân li độc lập với nhau
* Xét bệnh X: A bình thường >> a bị bệnh X
Người 14 bình thường (A-) có bố bị bệnh X
→ người 14 có KG là Aa
Người 15 bình thường (A-), bố mẹ bình thường (A-) có anh trai bị bệnh (aa)
→ bố mẹ người 15 : Aa x Aa
→ người 15 có dạng : (1/3AA : 2/3Aa)
Cặp vợ chồng 14 x 15 : Aa x (1/3AA : 2/3Aa)
Xác suất sinh con không mang alen gây bệnh (AA) là : ½ x 2/3 = 1/3
* Xét bệnh Y: B bình thường >> b bị bệnh Y
Người 14 bình thường (B-), mẹ bị bệnh Y (bb)
→ người 14 có KG là Bb
Người 15 : lập luận tương tự trên, có dạng : (1/3BB x 2/3Bb)
→ xác suất sinh con không mang alen gây bệnh (BB) là: ½ x 2/3 = 1/3
Vậy xác suất cặp vợ chồng 14 x 15 sinh con không mang alen gây bệnh 2 bệnh trên là :
1/3 x 1/3 = 1/9
Vậy xác suất cặp vợ chồng 14 x 15 sinh con mang alen gây bệnh là 8/9 = 88,89%
Ở người, tính trạng mù màu là do một alen lặn nằm trên NST X gây ra. Ở một gia đình, bố mẹ bình thường nhưng trong số các con sinh ra có một đứa con trai mù màu. Nhận định nào dưới đây là chính xác nhất khi nói về gia đình trên?
A bình thường >> a bị mù màu
Bố mẹ bình thường : XAY x XAX-
Có 1 đứa con trai sinh ra bị mù màu : XaY
→ Người mẹ phải có kiểu gen là XAXa
Theo lý thuyết, đời con của cặp vợ chồng trên có dạng: 1 XAXA : 1 XAXa : 1 XAY : 1 XaY
Nhận định chính xác nhất là A
Ở người 2 gen lặn cùng nằm trên NST X quy định 2 bệnh mù mầu và teo cơ. Trong một gia đình, bố mẹ sinh được 4 đứa con trai với 4 kiểu hình khác nhau: một đứa chỉ bị mù màu, một đứa chỉ bị teo cơ, một đứa bình thường, một đứa bị cả 2 bệnh. Biết rằng không có đột biến. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về người mẹ:
A bình thường >> a bị teo cơ
B bình thường >> b bị mù màu
Do gia đinh sinh được 4 đứa con trai có kiểu gen là \(X_B^AY,X_b^AY,X_B^aY,X_b^aY\)
Mà người con trai nhận NST X từ mẹ
→ người mẹ phải cho các giao tử : \(X_B^A,X_b^A,X_B^a,X_b^a\)
→ người mẹ có kiểu gen là : \(X_B^AX_b^a\) hoặc \(X_b^AX_B^a\)
Và đã xảy ra quá trình hoán vị gen tại người mẹ
Người mẹ có kiểu hình bình thường
Ở người xét 3 gen quy định tính trạng. cho biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, nằm trên NST thường, alen trội là trội hoàn toàn. Một cặp vợ chồng có kiểu gen AaBbdd × AaBbDd đã sinh được người con đầu lòng mang 3 tính trạng trội. Dự đoán nào sau đây sai?
P: AaBbdd × AaBbDd sinh ra người con mang kiểu hình trội về 3 tính trạng (A-B-Dd)
Xác suất sinh người con thứ 2 có kiểu hình giống ng con đầu là: 3/4 ×3/4×1/2=9/32
Xác xuất để người con này dị hợp về 3 cặp gen trên là: 2/3×2/3= 4/9
Xác suất để người con này mang 3 alen trội (vì luôn có 1 alen trôi D) người con có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng nên phải có kiểu gen AaBbDd và tỷ lệ là 2/3×2/3= 4/9
Xác xuất để người con này đồng hợp về cả 3 cặp gen là 0 vì Dd × dd không thể tạo ra đồng hợp trội DD (con đầu lòng mang 3 tính trạng trội)
Một cặp vợ chồng sinh được một con gái, cả mẹ và con gái đều có tính trạng “má lúm đồng tiền”. Nhận định nào sau đây là đúng về tính trạng “má lúm đồng tiền” nói trên khi cặp vợ chồng đó sinh những đứa con tiếp theo?
Nhận định đúng là B :
Con gái đầu lòng của cặp vợ chồng này nhận gen quy định tính trạng “má lúm đồng tiền” từ mẹ.
Không thể xác định được gen qui định tính trạng má lúm đồng tiền nằm trên NST hay nằm ở trong ti thể (ngoài nhân) nhưng chắc chắn một điều rằng : con nhận gen qui định tính trạng từ bố mẹ
Ở người, trên NST thường, gen A quy định thuận tay phải, gen a quy đinh thuận tay trái. Trên NST giới tính X , gen M quy định nhìn màu bình thường và gen m quy định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x aa XMY?
Đứa con không thể được sinh ra tử cặp bố mẹ trên là : XmXm ↔ con gái, mù màu
Bệnh u xơ nang và bệnh bạch tạng ở người do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả 2 cặp gen này. Xác suất họ sinh 2 người con có 1 người bị 1 trong 2 bệnh này và một người bị cả 2 bệnh là bao nhiêu?
Quy ước gen: A: không bị u xơ nang, a : bị u xơ nang
B: không bị bạch tạng; b: bị bạch tạng.
P: AaBb × AaBb, xác suất sinh con bị 2 bệnh là: 1/4x1/4 = 1/16
Xác suất sinh 1 con bị 1 trong 2 bệnh là: 1/4x3/4x2 = 3/8
Xác suất họ sinh 2 người con có 1 người bị 1 trong 2 bệnh này và một người bị cả 2 bệnh là:
THIẾU LATEX
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen qui định:
Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định
(2) Đã xác định được kiểu gen của 8 người trong phả hệ trên
(3) Cặp vợ chồng III.14 – III.15 sinh con bị bệnh với tỉ lệ 10%
(4) Xác suất cặp vợ chồng III.14 – III.15 sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh là 7/15
Tính trạng đơn gen
Xét cặp vợ chồng I.1 – I.2
Vợ chồng bình thường, sinh con II.5 bị bệnh
→ alen quy định gây bệnh là alen lặn
Mà người con bị bệnh là con gai, người bố bình thường
→ alen gây bệnh nằm trên NST thường
A bình thường >> a bị bệnh
→ (1) đúng
Đã xác định đựơc kiểu gen của 9 người:
Kiểu gen Aa : (1) (2) (8) (9) (10) (11)
Kiểu gen aa : (4) (5) (16)
→ (2) sai
Người (7) có dạng : (1/3AA : 2/3Aa)
Cặp vợ chồng II.7 x II.8 : (1/3AA : 2/3Aa) x Aa
→ người (14) có dạng : (2/5AA : 3/5Aa)
Người (15) có dạng : (1/3AA : 2/3Aa)
→ cặp vợ chồng III.14 x III.15 : (2/5AA : 3/5Aa) x (1/3AA : 2/3Aa)
Xác suất sinh con bị bệnh là 3/10 x 1/3 = 1/10 = 10%
→ (3) đúng
Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh là: 7/10 x 2/3 = 7/15
→ (4) đúng
Vậy có 3 kết luận đúng
Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 10%. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết trong số các dự đoán dưới đây, dự đoán nào không đúng?
Ta có sơ đồ phả hệ:
Ở gia đình người chồng, bố chồng bình thường mà chị chồng bị bệnh => gen nằm trên NST thường.
A bình thường >> a bị bệnh
Người phụ nữ bình thường A- có :
- Mẹ bình thường A- , ông bà ngoại bình thường và có em trai bị bệnh aa
→ mẹ người phụ nữ có dạng (1/3AA : 2/3Aa)
- Bố bình thường A- , đến từ quần thể có tần số alen a = 10%
Cấu trúc quần thể này là : 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa
→ người bố có dạng (9/11AA : 2/11Aa)
- Bố mẹ người phụ nữ : (1/3AA : 2/3Aa) x (9/11AA : 2/11Aa)
Đời con theo lý thuyết : 20/33AA : 12/33Aa : 1/33aa
Vậy người phụ nữ có dạng là : (5AA : 3Aa)
Người nam giới bình thường A- có mẹ bị bệnh aa
→ người nam giới có kiểu gen là Aa
Cặp vợ chồng là : (5AA : 3Aa) x Aa
- Xác suất cặp vợ chồng này sinh con gái, không bị bệnh là:
1/2 x (1 – 3/16x1/2) = 29/64
Xác suất cặp vợ chồng này sinh con gái có kiểu gen Aa là :
1/2 x (13/16x1/2 + 3/16x1/2) = 1/4
Vậy xác suất con gái cặp vợ chồng mang alen gây bệnh là :
1/4 : 29/64 = 16/29 ↔ A đúng
- Xác suất sinh đứa thứ hai là trai không bị bệnh của cặp vợ chồng trên là 29/64
→ B đúng
- Xác suất để bố đẻ người vợ mang alen gây bệnh là 2/11
→ C sai
Có thể biết chính xác kiểu gen của :
Bên phía người vợ : cậu (aa), ông bà ngoại người vợ : Aa x Aa
Bên phía người chồng : mẹ chồng (aa), chị chồng (aa), chồng (Aa), bố chồng (Aa), ông bà ngoại người chồng : Aa x Aa => D đúng
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cả hai tính trạng trên đều do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
(2) Có tối đa 13 người có kiểu gen đồng hợp về tính trạng bệnh điếc bẩm sinh.
(3) Có 10 người đã xác định được kiểu gen liên quan đến tính trạng bệnh điếc bẩm sinh.
(4) Cặp vợ chồng III-13 và III-14 sinh ra một đứa con trai bình thường, xác suất để đứa con trai này không mang alen gây bệnh là 41,18%.
Xét bệnh điếc bẩm sinh:
Cặp vợ chồng 5x6 bình thường sinh con bị bệnh → bệnh do alen lặn qui định
Mà người con bị bệnh là con gái → alen qui định bệnh nằm trên NST thường → (1) sai
A bình thường >> a qui định điếc bẩm sinh
Những người bình thường (A-), có bố/mẹ bị điếc bẩm sinh (aa) sẽ có kiểu gen là Aa
Những người bình thường (A-), có con bị điếc bẩm sinh (aa) sẽ có kiểu gen là Aa
Những người chắc chắn có kiểu gen Aa là: 2, 5, 6, 9, 12, 13
Vậy những người còn lại là 10 người có thể xảy ra TH tất cả có kiểu gen đồng hợp → (2) sai
Có 10 người xác định được kiểu gen liên quan đến bệnh điếc bẩm sinh là: 2, 5, 6, 9, 12, 13 và 1, 4, 8, 11 → (3) đúng
Người 10 có dạng là (1/3AA : 2/3Aa)
Cặp vợ chồng 9 x 10 : Aa x (1/3AA : 2/3Aa) → người 14 có dạng : (2/5AA : 3/5Aa)
Cặp vợ chồng 13 x 14 : Aa x (2/5AA : 3/5Aa) → người 16 có dạng: (7/17AA : 10/17Aa)
Gen qui định bệnh mù màu là gen lặn nằm trên NST giới tính X, người 16 là con trai, bình thường nên không mang gen này
→ xác suất để người 16 không mang alen gây bệnh là 7/17 = 41,18% → (4) đúng
Phát biểu đúng là (3), (4)
Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con không bị cả 2 bệnh là:
Quy ước gen: A: không bị điếc bẩm sinh, a: bị điếc bẩm sinh
B: không bị mù màu, b: bị mù màu
- Người vợ bình thường, có bố bị mù màu, có mẹ bị điếc bẩm sinh => người vợ mang alen gây 2 bệnh trên, có kiểu gen: \(Aa{X^B}{X^b}\)
- Người chồng, có em gái bị điếc bẩm sinh (aa) => bố mẹ chồng có kiểu gen Aa, vậy người chồng bình thường có kiểu gen: \((1AA:2Aa){X^B}Y\)
- Cặp vợ chồng này: \(Aa{X^B}{X^b} \times (1AA:2Aa){X^B}Y \Leftrightarrow (A:a)(2A:1{\rm{a}})(3{X^B} - :1{X^b}Y) \Leftrightarrow \left( {\frac{5}{6}A - :\frac{1}{6}aa} \right)(3{X^B} - :1{X^b}Y)\)
Vậy xác suất để cặp vợ chồng này sinh con không bị cả 2 bệnh là: 5/6 ×3/4 = 62.5%
Sơ đồ sau đây mô tả sự di truyền của hai bệnh P và Q ở người. Cho biết không xảy ra đột biến, bệnh Q do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X qui định. Biết rằng quần thể người này đang ở trạng thái cân bằng với tần số alen gây bệnh P là 1/10.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
(1) Có 2 người xác định chắc chắn được kiểu gen.
(2) Có tối đa 7 người không mang alen gây bệnh P.
(3) Xác suất người số 10 mang alen gây bệnh P là 2/11.
(4) Xác suất sinh con trai bị cả hai bệnh P và Q của cặp vợ chồng III10 và III11 là 3/128.
- Quy ước gen:
+ A- không bệnh P; a – bệnh P, gen trên nhiễm sắc thể thường.
+ B- không bệnh Q; b – bệnh Q, gen trên X không Y.
(1) AaXBX- |
(2) AaXBY |
|
(3) A-XBX- |
(4) A-XbY |
(5) aaXBX- |
(6) (1/3AA : 2/3Aa)XBY |
(7) (9/11AA : 2/11)AaXBX- |
(8) A-XBXb |
(9) aaXBY |
|
|
(10) (5/8AA : 3/8Aa)XBY |
(11) Aa(1/2XBXB : 1/2XBXb) |
|
(1) đúng, có 2 người xác định được chắc chắn kiểu gen là (2), (9).
(2) sai, có tối đa 6 người AA là (3), (4), (6), (7), (8), (10).
(3) sai, XS người số 10 mang gen gây bệnh P là 3/8.
(4) sai, cặp vợ chồng III10 và III11 là aaXbY = 3/16 x 1/2 x 1/2 x 1/4 = 3/256
Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định, bệnh mù màu đỏ do gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y qui định. Một cặp vợ chồng đều không bị hai bệnh này, người vợ có ông ngoại bị mù màu, có mẹ bị bạch tạng. Người chồng có ông nội và mẹ bị bạch tạng. những người khác trong 2 dòng họ này đều không bị 2 bệnh nói trên. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 con, xác suất để cả 2 đứa con của họ đều không bị bệnh là
Quy ước gen: A: không bị bạch tạng; a: bị bạch tạng
D: không bị mù màu; d : bị mù màu.
Xét bệnh bạch tạng:
- Người vợ có mẹ bị bạch tạng nên có kiểu gen: Aa
- Người chồng cũng có mẹ bị bạch tạng nên có kiểu gen: Aa
- Xác xuất họ sinh con bình thường là 3/4
Xét bệnh mù màu:
- Người chồng bình thường có kiểu gen: \({X^D}Y\)
- Người vợ: ông ngoại bị bệnh mù màu nên người mẹ vợ có kiểu gen: \({X^D}{X^d}\), bố vợ bình thường có kiểu gen: \({X^D}Y\) → người vợ có kiểu gen: \(\left( {{X^D}{X^D}:{X^D}{X^d}} \right)\)
Vậy xác suất sinh con bình thường của họ là:
TH1: kiểu gen của P: \(Aa{X^D}Y \times Aa{X^D}{X^D}\) xác suất sinh con bình thường là: 3/4
TH2: Kiểu gen của P: \(Aa{X^D}Y \times Aa{X^D}{X^d}\) xác suất sinh con bình thường là: 3/4 × 3/4
Vậy xác suất cần tìm là: \(\frac{1}{2} \times {\left( {\frac{3}{4}} \right)^2} + \frac{1}{2} \times {\left( {\frac{9}{{16}}} \right)^2} = \frac{{225}}{{512}}\)