Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau tạo ra các phân tử ADN con, trong các phân tử ADN con đó có 112 mạch polinucleotit được xây dựng hoàn toàn từ các nguyên liệu của môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
Gọi n là số lần nhân đôi của các ADN.
Ta có 8×2×(2n -1) = 112
→ n=3
Xét một phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E. Coli chứa N15. Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường N14, sau 3 thế hệ trong môi trường nuôi cấy có
Sau 3 thế hệ trong môi trường nuôi cấy có: 2 phân tử ADN có chứa N15 và \({2^3} - 2\) = 6 phân tử chỉ chứa N14
Trong quá trình nhân đôi của một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có 8 đơn vị tái bản giống nhau. Trên mỗi chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 14 đoạn Okazaki. Tính đến thời điểm quan sát, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN là
Số đoạn mồi = 8 × (14 × 2 + 2) = 240
Một phân tử ADN “mẹ” tự nhân đôi n lần liên tiếp thì số ADN con được tạo ra là:
Công thức tính số ADN con tạo ra sau k lần nhân đôi là 2n
Một phân tử ADN “mẹ” tự sao 5 lần liên tiếp thì số phân tử ADN được tạo ra là:
Công thức tính số ADN con tạo ra sau k lần nhân đôi là 2k = 25 = 32
Cho 3 phân tử ADN “mẹ” tự sao k lần liên tiếp thì số phân tử ADN được tạo ra là:
Công thức tính số ADN con tạo ra sau k lần nhân đôi từ 3 phân tử ban đầu là 3.2k
Hai phân tử ADN sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường được tổng hợp là:
Hai phân tử ADN sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hòan toàn từ môi trường được tổng hợp là: 2. 2. (2k – 1)
Có một số phân tử ADN thực hiện tái bản 3 lần. Nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 42 mạch polinucleotit mới thì số phân tử ADN đã tham gia quá trình tái bản nói trên là:
Gọi số phân tử tham gia tái bản là x
Sau 3 lần tái bản tạo ra: x.23 phân tử con
Số mạch polinu tổng hợp từ môi trường là x.23.2 – x.2 = 2x. (23 – 1) = 42
Giải ra, x = 3
Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 34 mạch pôlinuclêôtit mới. Có bao nhiêu phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
1 phân tử ADN tạo ra 34 mạch pôlinuclêôtit mới, cùng với 2 mạch của ADN ban đầu
→ Số ADN được tạo thành là (34 + 2)/2 = 18
1 phân tử ADN ban đầu nhân đôi bao nhiêu lần cũng luôn tạo ra chỉ hai ADN chứa mạch pôlinuclêôtit cũ.
→ Số phân tử ADN cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường là 18 – 2 = 16
Ở một sinh vật nhân thực, xét 7 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 434 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử ADN ban đầu đã nhân đôi mấy lần?
Số mạch đơn sau một số lần nhân đôi là: 434 + 7.2 = 448 mạch.
Ta có số lần nhân đôi là $7 \times 2 \times {2^k} = 448 \to k = 5$
Hai phân tử ADN chứa đoạn N15 có đánh dấu phóng xạ. Trong đó ADN thứ nhất được tái bản 3 lần, ADN thứ 2 được tái bản 4 lần đều trong môi trường chứa N14. Số phân tử ADN con chứa N15 chiếm tỷ lệ:
Số phân tử ADN được tạo ra từ sự nhân đôi của 2 phân tử ADN ban đầu là: 23+24 = 24 phân tử.
Trong các phân tử ADN con có 1 mạch của phân tử ADN mẹ, một mạch được tổng hợp mới, số mạch có N15 là 2.2 = 4; vậy có 4 phân tử ADN con chứa N15 và chiếm tỷ lệ là: 4/24 =16,7%
Người ta cho 6 vi khuẩn E coli có ADN vùng nhân đánh dấu N15 nuôi trong môi trường N14 trong thời gian 1 giờ, trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút, sau đó người ta tách toàn bộ vi khuẩn con chuyển sang nuôi môi trường N15. Sau một thời gian nuôi cấy người ta thu được tất cả 1200 mạch đơn ADN chứa N15. Tổng số phân tử ADN kép vùng nhân thu được cuối cùng là: Chọn câu trả lời đúng:
6 vi khuẩn N15 trong môi trường N14 trong 3 thế hệ
→ 6 x 23 = 48 vi khuẩn con → Tạo ra 48.2 = 96 (mạch đơn ADN). Trong đó có 12 mạch ADN chứa và N15 và có 96 – 12 = 84 mạch ADN chứa N14
Sau đó chuyển các phân tử AND sang môi trường N15 nuôi cấy, khi đấy số mạch đơn N14 không thay đổi và có tất cả 1200 + 84 = 1284 (mạch đơn ADN)
Vậy tổng số phân tử ADN kép là 1284: 2 = 642 (phân tử)
Một ADN tự sao x lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
Một ADN tự sao x lần liền cần số nuclêôtit tự do là: Nmt = N × (2x -1)
ADN dài 2550 Å tự sao 5 lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
Tổng số nucleotide: N = L : 3,4 x 2 = 1500 nucleotide
Số nucleotide cần cho gen tự sao 5 lần là 1500. (25 – 1) = 46500 nucleotide
Một mạch đơn của gen gồm 50 A, 70 T, 150 G, 30 X tự sao một lần sẽ cần:
Số nuclêôtit của gen ban đầu:
A = T1 + A1 = 50 + 70 = 120
G = X1 + G1 = 30 + 150 = 180
ADN tự sao 1 lần → cần A = T = 1200 nu và G = X = 180 nu
Một gen dài 3400 Å, có số liên kết hidro là 2600. Gen trên nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường số nucleotide từng loại là:
Gen có chiều dài là 3400Å → N= (3400: 3,4) × 2= 2000 nuclêôtit
Gen có số liên kết hidro là 2600.
Ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l}2A + 3G = 2600\\2A + 2G = 2000\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 400\\G = X = 600\end{array} \right.$
Gen nhân đôi 2 lần thì lấy ở môi trường số nucleotide các loại là
AMT =TMT = A × (22-1) = 1200
GMT =XMT = G × (22-1) = 1800
Hai gen I và II đều dài 3060 Å. Gen I có A = 20% và bằng 2/3 số G của gen II. Cả 2 gen đều nhân đôi một số lần, môi trường cung cấp tất cả 5400 Nu tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và II là:
Gen dài 3060 Å ↔ có tổng số nu là: 2A + 2G = 3060 : 3,4 × 2 = 1800 nuclêôtit
Gen I có AI = 20% → Gen I có AI = TI = 360 → Vậy GI = XI = 540
Gen II có GII = 3/2 AI → Gen II có GII = XII = 3/2 x 360 = 540 → Vậy AII = TII = 360
Gen I nhân đôi a lượt, gen II nhân đôi b lượt
Số loại nu X môi trường cung cấp là: 540. (2a – 1) + 540. (2b - 1) = 5400
→ 2a +2b = 12
Do a,b là số nguyên dương
→ Vậy a = 2 và b = 3 hoặc ngược lại.
Số liên kết hydro được hình thành sau x lần nhân đôi của một gen là:
Tổng số liên kết hidro được hình thành sau k lần nhân đôi là: 2H× (2x -1).
Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A=1/3 số nuclêôtit của gen, khi tự nhân đôi 4 lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro được hình thành là:
N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000 (nucleotide)
A = 3000 × 1: 3 = 1000 → G = 1500 - 1000 = 500 (nu)
Số liên kết H của gen là: 2.1000 + 3.500 = 3500
Số liên kết H được hình thành sau 2 lần nhân đôi là: 3500. 2. (2^4 – 1) = 105000
Một gen có 3000 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen.Tính số liên kết hidro được hình thành khi gen nhân đôi 3 lần?
Ta có G = X và A = T nên ta có
%G – % A = 10% và %G + % A = 50% → G = 30 % và A = 20%
Số nucleotit loại G trong gen đó là 30% × 3000 = 900nu, số nucleotide loại A là 600nu
Số liên kết H trong gen là: 2.600 + 3.900 = 3900
Số liên kết H được hình thành khi gen nhân đôi 3 lần: 2 × 3900 × (2^3 - 1) = 54600