Số liên kết hydro bị hủy trong lần nhân đôi thứ x của một gen là:
Số liên kết H bị phá vỡ là trong lần nhân đôi thứ x là: H = H× 2x – 1
Số liên kết hydro bị phá vỡ sau x lần nhân đôi của một gen là:
Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ sau x lần nhân đôi là: H× (2x -1).
Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A/G=2, khi tự nhân đôi ba lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro bị hủy là:
N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000 nu
A = 3000 : 2 : 3 × 2 = 1000 nu
G = A: 2 = 500 nu
Số liên kết H bị hủy là: 1000. 2. (23 – 1) + 500. 3. (23 – 1) = 24500
Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit bị phá vỡ sau 1 lần nhân đôi của một gen có N nuclêôtit là:
Liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trong 1 mạch thì không bị phá vỡ.
Một gen có 450 nuclêôtit loại X và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Tổng số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit ở hai mạch khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần là:
%X = 50% - %A = 50% - 20% = 30%
N = X : 0,3 = 450 : 0,3 = 1500
Tổng số liên kết hóa trị được hình thành là (1500 – 2). (23 -1) = 10486
Trên một đơn vị tái bản của ADN có m đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu?
Số đoạn mồi cần cung cấp cho 1 đơn vị này tái bản = số đoạn Okazaki + 2
Trên một đơn vị tái bản có 30 đoạn okazaki. Số đoạn mồi cung cấp cho đơn vị tái bản này khi nó tự nhân đôi một lần là
Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2 = 32
Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở một loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 4 đơn vị tái bản. Các đơn vị tái bản này lần lượt có 18, 24, 28 và 32 đoạn Okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là:
4 đơn vị tái bản ↔ có 8 chạc chữ Y
Mỗi chạc chữ Y có 1 mạch liên tục và 1 mạch gián đoạn
Xét đơn vị tái bản 1:
- có 18 đoạn Okazaki ↔ có 18 đoạn mồi
- có 2 mạch liên tục ↔ có 2 đoạn mồi
Vậy ta có thể tính số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là: 18 + 24 + 28 + 32 + 2 x 4 = 110
Một phân tử ADN trong 1 lần nhân đôi xác định được có 4 đơn vị tái bản với tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Nếu trong quá trình nhân đôi tổng hợp 3654 đoạn ARN mồi thì phân tử ADN nhân đôi bao nhiêu lần?
4 đơn vị tái bản với tổng 50 đoạn Okazaki
→ số đoạn mồi cần cho 1 phân tử ADN nhân đôi 1 lần là : 50 + 4x2 = 58
Giả sử phân tử ADN đề bài nhân đôi n lần
→ số đoạn mồi cần là 58 x (2^n – 1) = 3654
→n = 6
Hai gen M và N đều có cấu trúc mạch kép, tự nhân đôi một số lần liên tiếp tạo ra một số gen con. Số mạch đơn được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường trong các gen con là 44. Số lần tự nhân đôi của các gen M, N lần lượt là:
Số mạch trong hai gen M và N là: 44 + 2 + 2 = 48 mạch đơn
Số gen con được tạo ra từ hai gen M và N là: 48 : 2 = 24
Gọi x là số lần nhân đôi của M và y là số lần nhân đôi của N thì ta có:
2x + 2y = 24 => x = 4 và y = 3 hoặc x = 3 và y = 4
Ba gen chứa N15 cùng nhân đôi một số lần như nhau trong môi trường chứa N14 tạo ra 90 chuỗi polinuclêôtit chứa N14. Số lần nhân đôi của mỗi gen là:
Một phân tử ADN nhân đôi sẽ tạo ra số chuỗi polinuclêôtit mới là: 90 : 3 = 30
Số phân tử ADN con được tạo ra khi một gen nhân đôi là: (30 + 2) : 2 = 16
Số lần nhân đôi của một gen là: 2 x = 16 → x = 4.
Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
Số phân tử ADN được tạo ra sau 5 lần nhân đôi là 25= 32 nhưng có 2 phân tử mang mạch cũ của phân tử ADN mẹ.
Số phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 là: 32-2= 30.
Cho 1 vi khuẩn( vi khuẩn này không chứa plasmid và ADN của nó được cấu tạo từ N15) vào môi trường nuôi chỉ có N14. Sau nhiều thế hệ sinh sản, người ta thu lấy toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng và tiến hành phân tích phóng xạ thu được 2 loại phân tử ADN trong đó loại ADN chỉ có N14 có số lượng nhiều gấp 15 lần loại phân tử N15. Phân tử ADN của vi khuẩn nói trên đã nhân đôi bao nhiêu lần?
1 vi khuẩn được tạo từ N15 vào môi trường N14.
Sau n thế hệ sinh sản, tạo ra 2n tế bào con
Phá màng, lấy ADN phân tích.
Theo nguyên tắc bán bảo toàn: có 2 phân tử ADN, mỗi phân tử chứa 1 mạch ADN N15 của vi khuẩn ban đầu
Vậy số phân tử ADN N14 là 2n – 2
Theo bài ra, ta có: 2n – 2 = 15 x 2
Giải ra, ta được n = 5
Có 8 phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N15 nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 6 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con còn chứa N15?
8 phân tử chỉ chứa N15, nhân đôi 6 lần liên tiếp trong môi trường N14
Theo nguyên tắc bán bảo toàn, có 16 phân tử chứa N15 – mỗi phân tử chứa 1 mạch cũ của 8 phân tử ban đầu.
Giả sử có một phân tử ADN ở vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển Ecoli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?
1 phân tử ADN chỉ chứa N15 có 2 mạch, khi nhân đôi các mạch mới đều chỉ chứa N14 vậy sau 3 lần nhân đôi chỉ có 2 phân tử ADN có chứa N15
Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E.coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E.coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN chứa hoàn toàn N14?
Từ 1 phân tử ADN sau 4 lần nhân đôi sẽ tạo ra 24=16 phân tử nhưng chỉ có 14 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.
Từ một phân tử ADN ban đầu được đánh dấu 15N trên cả hai mạch đơn, qua một số lần nhân đôi trong môi trường chỉ chứa 14N đã tạo nên tổng số 16 phân tử ADN. Trong các phân tử ADN được tạo ra, có bao nhiêu phân tử ADN chứa cả 14N và 15N?
1 phân tử được đánh dấu 15N trên 2 mạch đơn, qua 1 số lần nhân đôi trong môi trường chỉ chứa 14N đã tạo nên tổng số 16 phân tử ADN con.
Theo nguyên tắc bán bảo toàn, trong 16 phân tử ADN con, có 2 phân tử ADN mà mỗi phân tử chứa 1 mạch của phân tử ban đầu.
→ có 2 phân tử ADN có chứa cả 14N và 15N.
Phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N15 nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 10 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con có chứa N14?
Số phân tử ADN tạo thành sau 10 lần nhân đôi liên tiếp là 210 =1024.
Nhưng trong số các phân tử này có 2 phân tử ADN mà trong phân tử có một mạch chứa N14, mạch kia chứa N15, số ADN còn lại chứa toàn N14.
Vậy số vi khuẩn tối đa chứa N14 là 1024.
Nếu nuôi cấy một tế bào E.Coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 512 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E.coli có chứa N14 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là:
Nếu nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 → Phân chia nhân tạo ra 512 tế bào → 512 phân tử ADN → trong đó có hai phân tử chứa một mạch là N14 và 1 mạch N15
→ Vậy có tất cả 512 phân tử .
Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli chỉ chứa N14 trong môi trường chứa N14 (lần thứ 1). Sau hai thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) đế chủng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N14 và N15?
Lần 1: 1 tế bào chỉ chứa N14 trong môi trường N14
→ Sau 2 thế hệ, tạo ra: 22 tế bào chỉ chứa N14
Lần 2: 4 tế bào chỉ chứa N14 trong môi trường N15
→ sau 2 lần nhân đôi, tạo: 42 = 16 tế bào.
Trong đó có: 4 x 2 = 8 tế bào chứa N14 và N15.
8 tế bào chỉ chứa N15.
Lần 3: 16 tế bào trên trong môi trường N14
Nhân đôi 1 lần
8 tế bào chứa N14 và N15 → cho 8 tế bào con N14 và 8 tế bào con N14 và N15.
8 tế bào chứa N15 → cho 16 tế bào con N14 và N15.
→ tổng có 24 tế bào chứa cả N14 và N15