Khi nói về phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hai quá trình này đều tuân theo nguyên tắc bổ sung.
(2) Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời trong nhân tế bào.
(3) Dịch mã cần sử dụng sản phẩm của phiên mã.
(4) Phiên mà không cần sử dụng sản phẩm của dịch mã.
(5) Hai quá trình này đều có sự tham gia trực tiếp của ADN.
(1) đúng
(2) sai, dịch mã ở tế bào chất, phiên mã ở nhân tế bào
(3) đúng, mARN, tARN,rARN
(4) sai, phiên mã cần enzyme, là sản phẩm của dịch mã
(5) sai, dịch mã không có sự tham gia trực tiếp của ADN
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Enzim ARN polymeraza tiếp xúc và tháo xoắn phân tử ADN tại vùng điều hòa.
II. mARN sơ khai có chiều dài bằng chiều dài vùng mã hóa của gen.
III. Enzim ADN polymeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 3’ – 5’.
IV. Trên phân tử ADN, enzim ligaza chỉ hoạt động trên 1 mạch.
Các phát biểu đúng: I, II, III
IV sai, ligaza hoạt động trên cả 2 mạch của gen
Hình sau đây mô tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi môi trường có đường lactôzơ. Phát biểu nào sau đây đúng?
Phát biểu đúng là: B
A sai, Operon Lac không gồm gen R.
C sai, chất X là protein ức chế.
D sai, trên phân tử mARN2 có 3 mã mở đầu, 3 mã kết thúc.
Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây sai?
Phát biểu sai là B, nếu gen điều hoà bị đột biến không tạo ra protein ức chế thì 3 gen cấu trúc được phiên mã ngay khi không có lactose trong môi trường
Khi nói về opêron Lac ở vi khuần E. coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần.
Xét các phát biểu:
I sai, gen điều hòa nằm ngoài Operon Lac
II sai, P mới là nơi ARN polymerase bám vào
III sai, gen điều hòa luôn phiên mã dù có lactose hay không.
IV đúng,
Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
Đột biến đa bội làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
Một loài thực vật có bộ NST 2n. Có bao nhêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng NST trong tế bào thể đột biến
I. Đột biến đa bội
II. Đột biến đảo đoạn NST
III. Độ biến lặp đoạn NST
IV. Đột biến lệch bội dạng thể một
Đột biến về số lượng NST sẽ làm thay đổi số lượng NST trong tế bào: I, IV
Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hiđrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 20%. Sau đột biến chiều dài gen không đổi.Cho các phát biểu sau:
I. Gen ban đầu có số lượng từng loại nuclêôtit là A = T = 450, G = X = 1050.
II. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G của gen đột biến bằng 42,90% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
III. Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G bằng 42,72% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
IV. Dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.
Số phát biểu đúng là
Xét gen trước đột biến có %G - %A = 20%, ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\% A + \% G = 50\% \\\% G - \% A = 20\% \end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\% A = \% T = 15\% \\\% G = \% X = 35\% \end{array} \right.\)
Ta có H = 4050= N + G = (100% + 35%)N → N =3000 nucleotit
Số lượng nucleotit từng loại của gen là: A=T=15% ×3000 =450; G=X= 35% ×3000 =1050 → I đúng
Do chiều dài của gen không thay đổi sau đột biến → đột biến thay thế cặp nucleotit
Nếu thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T, ta có tỷ lệ \(\frac{A}{G}=\frac{450+1}{1050-1}=0,4299\) → II sai
Nếu thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X, ta có tỷ lệ \(\frac{A}{G}=\frac{450-1}{1050+1}=0,4272\) → III đúng
IV sai, Dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X có thể không làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit (tính thoái hoá của mã di truyền)
Khi so sánh điểm khác nhau giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN ở sinh vật nhân thực, người ta đưa ra một số nhận xét sau đây:
1) ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch.
2) ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.
3) Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân của ARN.
4) ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN.
Số phát biểu đúng là:
Các đặc điểm khác nhau giữa ADN và ARN gồm có:
- ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch (mặc dù ARN có những đoạn có liên kết hiđrô giữa các bazơ nhưng đó chỉ là những đoạn gấp khúc do một mạch tạo nên) → ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN, 1 và 4 đúng.
-Đơn phân của ADN có đường là deoxyribose và có các bazơ nitơ A, T , G , X. Đơn phân của ARN gồm có ribose và các bazơ nitơ A, U, G , X → 3 đúng.
2 Sai, trong tARN và rARN đều có hiện tượng bổ sung.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất.
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng.
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.
Các phát biểu đúng là : (1) (3)
2 sai, các tác nhân đột biến tác động cả vào ADN trong nhân và ADN trong tế bào chất (ADN trong tế bào chất thường dễ bị biến đổi hơn )
4 sai, ADN trong tế bào chất nằm trong ti thể hoặc lục lạp. 1 tế bào có rất nhiều ti thể (lục lạp). do đó khi giảm phân, tế bào chất tách đôi ra, lượng ti thể (lục lạp) này sẽ bị chia không đều
Bộ ba đổi mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
Axit amin mêtiônin được mã hóa bởi codon 5’AUG3’.
Trên mARN là 5’AUG3’ thì trên tARN, là anticôđon 3’UAX5’.
Chuyển gen quy định tổng hợp hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp được hoocmôn insulin vì mã di truyền có tính
Các loài sinh vật cùng dùng chung một bộ mã di truyền (trừ 1 vài ngoại lệ), cùng một bộ ba sẽ tổng hợp cùng 1 axit amin → mARN trưởng thành của người vào vi khuẩn sẽ được dịch mã thành protein thực hiện chức năng
Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp các gen này
Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp giảm tính có hại của đột biến vì nếu bị đột biến ởvùng không mã hóa axit amin thì sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm của gen.
Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là
Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã của sinh vật nhân thực là đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Trong quá trình phiên mã nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở sự bắt cặp giữa các ribonuclêôtit tự do ngoài môi trường với các nuclêôtit trên mạch mạch khuôn của ADN(A gốc liên kết với U tự do, T gốc liên kết với A tự do, G gốc liên kết với X tự do, X gốc liên kết với G tự do)
Trong quá trình dịch mã thì nguyên tắc bổ sung được thế hiện qua sự bắt cặp giữa các nuclêôtit trong bộ ba mã hoán trên mARN và các nuclêôtit trong bộ ba đối mã trên tARN
Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp đến quá trình nào sau đây?
Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp với quá trình sinh tổng hợp prôtêin trong tế bào chất
Trong đó, mARN là khuôn mẫu, tARN và rARN tham gia vào quá tình tổng hợp.
Có bao nhiêu quá trình xảy ra trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực?
(1) Phiên mã.
(2) Dịch mã.
(3) Nhân đôi ADN.
(4) Nhiễm sắc thể nhân đôi.
Các quá trình xảy ra trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực là: 1,3,4
Dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
Khi nói về cơ chế di truyền cấp độ phân tử trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?
Phát biểu sai là D, 1 phân tử mARN có thể mang thông tin của nhiều chuỗi polipeptit, VD ở Operon Lac ở vi khuẩn E.Coli, quá trình phiên mã chỉ tạo ra 1 mARN nhưng trên mARN đó lại mã hóa 3 chuỗi polipeptit khác nhau đó là Z, Y, A.
Dung dịch có 80% Adenin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba nuclêôtit thì trong dung dịch này có bộ ba mã hóa isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ:
Ta có A= 0,8 và U = 0,2
Tỉ lệ các bộ ba isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ:
0,8 × 0,2 × 0,2 + 0,8 × 0,8 × 0,2 = 0,8 × 0,2 (0,2 + 0,8) = 0,16
Nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nuclêôtit khác nhau. Phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
Nhiệt độ nóng chảy lên quan đến số lượng liên kết hiđrô trong phân tử ADN, liên kết hiđrô càng nhiều thì nhiệt độ nóng chảy cảng cao.
Xét các gen có cùng chiều dài thì các gen có chứa nhiều G-X nhất, ít A-T nhất thì nhiệt đột nóng chảy cao nhất (vì G – X liên kết với nhau = 3 liên kết hiđrô trong khi A - T liên kết với nhau = 2 liên kết hiđrô).
Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại nuclêôtit A, U, G. Số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có trên mARN trên là:
Số bộ ba tối đa được tạo ra từ 3 nuclêôtit là 33 = 27
Do 3 nuclêôtit trên tạo ra 3 bộ ba kết thúc là UAG, UGA, UAA nên số loại bộ ba axit amin tối đa có thể có là 24.