Bán kính Trái Đất là \(6400km\), gia tốc trọng trường ở sát mặt đất là \(10m/{s^2}\). Một vật có khối lượng \(50kg\) ở độ cao bằng \(\frac{7}{9}\) lần bán kính Trái Đất. Coi vật chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Chu kì chuyển động của vật quanh Trái Đất là:
Ta có:
+ Gia tốc trọng trường tại mặt đất: \(g = G\frac{M}{{{R^2}}} = 10m/{s^2}\)
Gia tốc trọng trường ở độ cao \(h = \frac{7}{9}R\):
\(\begin{array}{l}{g_h} = G\frac{M}{{{{\left( {R + \frac{7}{9}R} \right)}^2}}} = \frac{g}{{{{\left( {\frac{{16}}{9}} \right)}^2}}}\\ = 0,32g = 3,2m/{s^2}\end{array}\)
+ Trọng lượng của vật tại độ cao h đó: \({P_h} = m{g_h} = 50.3,2 = 160N\)
+ Mặt khác, trọng lượng đóng vai trò như lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất, ta có:
\(\begin{array}{l}{P_h} = {F_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\\ \leftrightarrow 160 = 50\frac{{{v^2}}}{{\left( {6400 + \frac{7}{9}6400} \right).1000}} \to v = 6034m/s\end{array}\)
+ Tốc độ góc: \(\omega = \frac{v}{r} = \frac{{6034}}{{\left( {6400 + \frac{7}{9}6400} \right).1000}} = 5,{3.10^{ - 4}}\)
+ Chu kì chuyển động của vật: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{5,{{3.10}^{ - 4}}}} = 11855{\rm{s}} \approx 3,3\) giờ
Một vật trượt được một quãng đường s =48m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 trọng lượng của vật và g =10m/s2. Cho chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật:
Áp dụng công thức định luật II Newton ta có: \({F_{ms}} = - ma \Rightarrow a = \dfrac{{ - 0,06.10.m}}{m} = - 0,6\left( {m/{s^2}} \right)\)
do lực ma sát là lực cản trở chuyển động nên ta có gia tốc a sẽ nhận giá trị âm
Vận tốc: \({v^2} - v_0^2 = 2a{\rm{S}}\)
\( \Rightarrow {v_0} = \sqrt {2.0,6.48} = 7,589\left( {m/s} \right)\)
Một vật có khối lượng 200g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng lực \(F = 2N\) có phương nằm ngang. Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Quãng đường vật đi được sau 2s bằng:
Các lực tác dụng lên vật:
Chọn chiều dương của chuyển động như hình vẽ
Theo định luật II Newton ta có: \(F - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\)
ta có lực ma sát \({F_{m{\rm{s}}}} = \mu N = \mu P = \mu mg\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow F - \mu mg = ma\\ \Rightarrow 2 - 0,2.10.0,3 = 0,2.a\\ \Rightarrow a = 7\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)
Vận dụng phương trình chuyển động của vật: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)
\( \Rightarrow s = 0 + \dfrac{1}{2}a{t^2} = \dfrac{1}{2}{.7.2^2} = 14\left( m \right)\)
Sơn và Hùng đẩy cùng chiều một thùng nặng 1200kg theo phương nằm ngang. Hùng đẩy với lực 500N và Sơn đẩy với lực 300N. Nếu lực ma sát có sức cản là 200N thì gia tốc của thùng là bao nhiêu?
Phân tích các lực tác dụng lên vật ta có hình vẽ sau:
Chọn chiều dương như hình và chiếu các lực lên chiều dương.
Áp dụng định luật II Newton ta được:
\({F_H} + {F_S} - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 500 + 300 - 200 = 1200{\rm{a}}\\ \Rightarrow a = 0,5\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)
ta có gia tốc của thùng là 0,5m/s2
Sơn và Hùng đẩy cùng chiều một thùng theo phương nằm ngang. Hùng đẩy với lực 600N và Sơn đẩy với lực 450N. Lực ma sát giữa thùng và mặt sàn là 500N. Thùng hàng chuyển động với gia tốc \(1m/{s^2}\). Khối lượng thùng 2 bạn đẩy là bao nhiêu?
Phân tích các lực tác dụng lên vật ta có hình vẽ sau:
Chọn chiều dương như hình và chiếu các lực lên chiều dương
Áp dụng định luật II Newton ta được:
\({F_H} + {F_S} - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 600 + 450 - 500 = 1.m\\ \Rightarrow m = 550kg\end{array}\)
Một vật chuyển động chậm dần đều, trượt được quãng đường 96m thì dừng lại. Trong quá trình chuyển động lực ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng tiếp xúc bằng 0,12 trọng lượng của vật. Lấy g =10m/s2. Thời gian chuyển động của vật nhận giá trị nào sau đây?
Lực ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng tiếp xúc: \({F_{m{\rm{s}}}} = \mu N = \mu mg\)
theo đề bài ta có: \({F_{m{\rm{s}}}} = 0,12P\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \mu mg = 0,12.m.g\\ \Leftrightarrow \mu = 0,12\end{array}\)
Áp dụng định luật II Newton ta có:
\(\begin{array}{l} - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\\ \Leftrightarrow - \mu mg = ma\\ \Leftrightarrow a = - 0,12.10 = - 1,2\left( {m/{s^2}} \right)\end{array}\)
Ta có: \({v^2} - v_0^2 = 2a{\rm{s}}\)
Vận tốc ban đầu của vật là:
\(\begin{array}{l}v_0^2 = 2.96.1,2\\ \Rightarrow {v_0} \approx 15,18\left( {m/s} \right)\end{array}\)
Áp dụng phương trình vận tốc của vật ta có: \(v = {v_0} + at\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 0 = 15,18 - 1,2t\\ \Leftrightarrow t \approx 12,65\left( s \right)\end{array}\)
Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng. Điều nào dưới đây là không đúng?
Theo định luật II Newton ta có: khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng ngược trở lại vật A một lực bằng đúng lực đó.
Lực đàn hồi xuất hiện khi có sự biến dạng đàn hồi, có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra sự biến dạng đó.
từ đó ta có lực đàn hồi có độ lớn bằng với lực tác dụng lên lò xo.
Điều nào sau đây là sai?
Ta có: Độ cứng cho biết sự phụ thuộc tỉ lệ của độ biến dạng của lò xo vào lực gây ra sự biến dạng đó.
nên lò xo có độ lớn càng lớn thì càng khó biến dạng
Ngoài ra độ cứng phụ thuộc hình dạng, kích thước lò xo và chất liệu làm lò xo, đồng thời cũng được gọi là hệ số đàn hồi của lò xo
Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 22(cm). Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật nặng. Khi ấy lò xo dài 27(cm), cho biết độ cứng lò xo là 100(N/m). Độ lớn lực đàn hồi bằng :
Độ biến dạng của lò xo là: \(\Delta l = {l_1} - {l_0} = 27 - 22 = 5\left( {cm} \right) = 0,05\left( m \right)\)
Lực đàn hồi của vật là: \({F_{dh}} = k\Delta l = 100.0,05 = 5\left( N \right)\)
Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 16(cm). Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật nặng. Khi ấy lò xo dài 25(cm) thì độ lớn lực đàn hồi bằng 4,5N. Độ cứng của lò xo là:
Độ biến dạng của lò xo là: \(\Delta l = {l_1} - {l_0} = 25 - 16 = 9\left( {cm} \right) = 0,09\left( m \right)\)
Lực đàn hồi của vật là: \({F_{dh}} = k\Delta l\)
\( \Rightarrow k = \dfrac{{{F_{dh}}}}{{\Delta l}} = \dfrac{{4,5}}{{0,09}} = 50\left( {N/m} \right)\)
Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m được treo thẳng đứng, một đầu được giữ cố định. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Để lò xo giãn ra được 5 cm thì phải treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng là:
Khi lò xo cân bằng trọng lực và lực đàn hồi bằng nhau
Ta có: \(P = {F_{dh}}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow mg = k\left| {\Delta l} \right|\\ \Leftrightarrow 10.m = 100.0,05\\ \Leftrightarrow m = 0,5kg = 500g\end{array}\)