I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Biết dùng thước độ dài cho trước.
- Cách đo và đọc kết quả đo độ dài, chiều cao các vật dụng quen thuộc.
- Ước lượng độ dài bằng mắt với các đơn vị đo thông dụng.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Vẽ độ dài các đoạn thẳng
- Đặt thước thẳng
- Đánh dấu một điểm trùng với vạch \(0cm\), một điểm trùng với vạch chỉ độ dài cần vẽ trên thước.
- Dùng tay giữ thước thẳng và nối hai điểm vừa đánh dấu.
Ví dụ: Vẽ độ dài đoạn thẳng AB dài \(4cm\)
Dạng 2: Đo độ dài các vật dụng hàng ngày
Dùng thước có chia đơn vị, đo độ dài quyển sách, vở, bút…
- Đặt thước thẳng và điểm bắt đầu đo cần đặt trùng với mốc 0
- Nhìn điểm cuối của vật trùng với vạch chỉ độ dài nào trên thước thì đó là độ dài của vật đó.
Ví dụ: Đo độ dài của chiếc bút chì
Dạng 3: Ước lượng độ dài các cạnh có số đo lớn.
- Ước lượng số đo các cạnh của lớp học, cạnh bảng….
- Cần biết độ dài $1\,m$ khoảng bao nhiêu để ước lượng được các cạnh theo yêu cầu.
- Một sải tay em bằng khoảng \(1m\), một bước chân của em từ khoảng \(45cm - 60cm\) nên em có thể đo và ước lượng độ dài cạnh của vật qua sải tay, bước chân.
Dạng 4: Đo chiều cao.
Đo chiều cao của các bạn trong lớp, có thể biểu diễn dưới dạng số đo có hai đơn vị đo độ dài.
Ví dụ: Chiều cao của em là \(145cm\) thì em có thể biểu thị chiều cao là \(1m45cm\)