I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Cách thực hiện phép chia một số có hai chữ số cho số có một chữ số.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Tính, đặt tính rồi tính
Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, đặt số đúng vị trí của số bị chia, số chia, thương.
Bước 2: Thực hiện phép chia.
Dạng 2: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
Bước 1: Đọc và phân tích đề bài, xác định số đã cho, số cần tìm và dạng toán
Bước 2: Tìm cách giải cho bài toán.
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số thì ta lấy số đó chia cho số phần.
Bước 3: Trình bày lời giải.
Bước 4: Kiểm tra cách trình bày và kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Một bao gạo nặng \(45kg\), người bán hàng lấy ra \(\dfrac{1}{5}\) bao gạo đó.Hỏi người đó đã lấy ra bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
- Phân tích đề và tìm cách giải:
Muốn tìm \(\dfrac{1}{5}\) bao gạo bằng bao nhiêu ki-lô-gam thì cần lấy khối lượng bao gạo đã cho chia cho \(5\)
Giải:
Người bán hàng đã lấy ra số ki-lô-gam gạo là:
\(45:5 = 9\left( {kg} \right)\)
Đáp số: \(9kg\)
Dạng 3: Phép chia có dư.
- Trong phép chia, số dư luôn có giá trị nhỏ hơn số chia.
- Muốn đưa một phép chia có dư về phép chia hết thì ta thường:
+) Giảm số bị chia số đơn vị bằng đúng số dư.
+) Tăng số dư số đơn vị để bằng đúng số chia.
- Toán đố về phép chia có dư
Ví dụ:
a) Để \(31\) chia hết cho \(4\) thì số bị chia cần bớt đi bao nhiêu đơn vị ?
b) Có \(31\) học sinh, mỗi ghế xếp được \(4\) học sinh. Cần chuẩn bị bao nhiêu nghế như vậy để đủ chỗ ngồi cho số học sinh trên ?
Giải:
a) Vì \(31:4 = 7\) (dư \(3\) ) nên để phép chia hết thì cần bớt số bị chia \(3\) đơn vị.
b) Vì \(31:4 = 7\) (dư \(3\) ), nếu chỉ có \(7\) ghế thì còn thừa \(3\) học sinh nên cần thêm một ghế nữa.
Cần chuẩn bị số ghế là:
\(7 + 1 = 8\) (ghế)