I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Khái niệm phép nhân với 8: Các số 8 được cộng liên tiếp với nhau nhiều lần thì được chuyển thành phép nhân.
Ví dụ: 8+8+8+8=8×4=32
- Bảng nhân 8 và vận dụng vào tính giá trị biểu thức, các bài toán có lời văn.
8×1=88×6=488×2=168×7=568×3=248×8=648×4=328×9=728×5=408×10=80
- Trong phép nhân, khi đổi vị trí hai số thì giá trị của phép tính không thay đổi.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Tính nhẩm
- Áp dụng bảng nhân 8, nhẩm nhanh các giá trị đơn giản.
- Đếm cách 8 liên tiếp để tìm giá trị của phép nhân.
Ví dụ: Nhẩm 8×3
Giải:
8×3=8+8+8=24
Vậy 8×3=24
Dạng 2: Tính giá trị biểu thức
+ Biểu thức chỉ chứa phép tính nhân, ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
+ Biểu thức có chứa phép tính nhân và phép tính cộng, trừ:
Bước 1: Thực hiện phép nhân
Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ theo thứ tự từ trái sang phải.
Ví dụ:
a)8×5+3b)8×5×3
Giải:
a)8×5+3=40+3=43b)8×5×3=40×3=120
Dạng 3: Toán đố
Bước 1: Đọc và phân tích đề, xác định giá trị của mỗi nhóm hoặc một nhóm, yêu cầu của đề bài.
Bước 2: Muốn tìm số lượng của một vài nhóm tương tự ta sử dụng phép nhân.
Bước 3: Trình bày bài toán rõ ràng: Câu lời giải, phép tính và đáp số.
Bước 4: Kiểm tra lời giải và kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Mỗi can có 8 lít dầu. Hỏi 6 can như thế thì có bao nhiêu lít dầu ?
Phân tích đề và tìm cách giải:
Đề bài đã cho số dầu trong mỗi can và cần tìm số lít dầu trong 6 can.
Muốn tìm số dầu ta lấy số dầu trong một can nhân với 6
Giải:
6 can có số lít dầu là:
8×6=48(l)
Đáp số: 48 l
Dạng 4: Đếm cách 8
Cộng liên tiếp 8 đơn vị, bắt đầu từ số cho trước.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
16,24,....,40,...,56
Giải:
Đếm cách 8 đơn vị và điền số còn thiếu vào chỗ trống:
16,24,32,40,48,56
Số cần điền vào chỗ trống là số 32 và số 48
Dạng 5: So sánh.
Bước 1: Tính giá trị của các phép toán đã cho.
Bước 2: So sánh các giá trị vừa tìm được.
Ví dụ: Trong các phép tính sau, phép tính nào có giá trị lớn nhất ?
A. 8×4 B. 8×3 C. 8×5
Giải
Ta có giá trị của các phép tính là:
8×4=328×3=248×5=40
Vì 24<32<40 nên phép toán có giá trị lớn nhất là 8×5 (đáp án C)