I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ):
Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có hai chữ số, thừa số thứ hai là số có một chữ số, thẳng với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất.
Bước 2: Thực hiện phép nhân tương tự như phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số đã học của bài 11.
+) Khi nhân thừa số thứ hai với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất được số lớn hơn hoặc bằng 10 thì ta chỉ viết chữ số hàng đơn vị và nhớ số chục lên hàng chục.
+) Thực hiện nhân tiếp thừa số thứ hai với chữ số hàng chục của thừa số thứ nhất rồi cộng với số vừa nhớ. Từ đó ta tìm được kết quả của phép nhân.
Chú ý: Phép nhân thừa số có một chữ số với chữ số hàng chục của số có hai chữ số, nếu có giá trị lớn hơn \(10\) thì em viết kết quả vừa tìm được như bình thường, không cần nhớ chữ số hàng chục.
Ví dụ:
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Tính
Đề bài thường yêu cầu tính hoặc đặt tính rồi tính, ta áp dụng cách làm tương tự phần lí thuyết.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, các chữ số cùng một hàng được đặt thẳng với nhau.
Bước 2: Thực hiện lấy số có một chữ số nhân với từng chữ số của số có hai chữ số theo thứ tự từ phải sang trái.
Dạng 2: Toán đố
Bước 1: Đọc và phân tích kĩ đề bài, xác định số nhóm bằng nhau và giá trị của mỗi nhóm; yêu cầu của đề bài.
Bước 2: Muốn tìm giá trị của tất cả các nhóm đang có thì cần lấy giá trị của một nhóm nhân với số nhóm đã cho.
Bước 3: Trình bày lời giải: Câu lời giải, phép tính, đáp số.
Bước 4: Kiểm tra lời giải và kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Mỗi cuộn vải dài \(35m\). Hỏi \(3\) cuộn vải như thế dài bao nhiêu mét ?
Phân tích đề và tìm cách giải:
Muốn tìm \(3\) cuộn vải dài bao nhiêu mét thì cần lấy độ dài của mỗi cuộn vải nhân với số cuộn.
Giải:
\(3\) cuộn vải như thế dài số mét là:
\(35 \times 3 = 105\left( m \right)\)
Đáp số: \(105m\)
Dạng 3: Tìm x
Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
Ví dụ: Tìm \(x\), biết: \(x:6 = 13\)
Giải:
\(x\) là một số bị chia chưa biết.
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
\(\begin{array}{l}x:6 = 13\\x\,\,\,\,\,\,\,\, = 13 \times 6\\x\,\,\,\,\,\,\,\, = \,\,\,\,\,78\end{array}\)
Dạng 4: Tính giá trị của biểu thức
Ghi nhớ quy tắc về thứ tự thực hiện các phép toán có trong một biểu thức:
+ Biểu thức chỉ có phép tính nhân thì thực hiện từ trái sang phải.
+Biểu thức có phép nhân và phép toán cộng/trừ thì thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện các phép toán cộng/trừ theo thứ tự từ trái sang phải.
Ví dụ: Tính
\(\begin{array}{l}a)12 \times 3 \times 4\\b)12 + 3 \times 4\end{array}\)
Giải
\(\begin{array}{l}a)12 \times 3 \times 4 = 36 \times 4 = 144\\b)12 + 3 \times 4 = 12 + 12 = 24\end{array}\)
Dạng 5: So sánh
Bước 1: Tính giá trị của biểu thức cần so sánh (Dạng 4)
Bước 2: So sánh các số vừa tìm được và điền các dấu >;< hoặc = (nếu có)
Ví dụ: Tìm phép tính có giá trị lớn nhất trong các phép tính sau:
A.\(42 \times 9\) B. \(29 \times 4\) C. \(24 \times 9\)
Giải:
Giá trị của các phép tính là:
\(\begin{array}{l}42 \times 9 = 378\\29 \times 4 = 116\\24 \times 9 = 216\end{array}\)
Vì \(378 > 216 > 116\) nên phép tính có giá trị lớn nhất là \(42 \times 9\) (Đáp án A)