Giới thiệu bảng nhân

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Bảng nhân và cách sử dụng bảng nhân để tra kết quả của một phép nhân trong phạm vi ${\bf{100}}$

Giới thiệu bảng nhân - ảnh 1

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Tính

Đề bài thường yêu cầu tính dùng bảng nhân để tìm kết quả của phép nhân.

- Cột dọc đầu tiên tương ứng với thừa số thứ nhất.

- Cột ngang đầu tiên tương ứng với thừa số thứ hai.

Cách tìm giá trị của phép nhân hai số trong phạm vi $100$:

Bước 1: Từ thừa số thứ nhất em dóng sang ngang.

Bước 2: Từ thừa số thứ hai em dóng theo chiều dọc

Bước 3: Sau khi dóng, chúng gặp nhau tại ô nào thì đó là kết quả của phép nhân.

Ví dụ: Tìm kết quả của phép nhân $4 \times 3 = ?$

* Từ số $4$ ở cột một theo chiều mũi tên sang phải.

* Từ số $3$ ở hàng một theo chiều mũi tên xuống dưới.

* Hai mũi tên gặp nhau ở số $12$.

Như vậy: $4 \times 3 = 12$

Giới thiệu bảng nhân - ảnh 2

Dạng 2: Toán đố “Gấp một số lên một số lần”

Bước 1: Đọc và phân tích đề, xác định các số đã cho, yêu cầu của đề bài.

Bước 2: Muốn tìm giá trị khi gấp một số lên nhiều lần thì ta lấy số đó nhân với số lần.

Bước 3: Trình bày bài toán rõ ràng: Câu lời giải, phép tính và đáp số.

Bước 4: Kiểm tra lời giải và kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Lớp 3A có \(4\) bạn học sinh giỏi. Số học sinh giỏi của lớp 3B gấp \(2\) lần số học sinh giỏi của lớp 3A. Hỏi lớp 3B có bao nhiêu bạn học sinh giỏi ?

Phân tích đề và tìm cách giải:

Đề bài cho số học sinh giỏi của lớp 3A, số học sinh giỏi lớp 3B gấp 2 lần số học sinh giỏi lớp 3A. Yêu cầu tìm số học sinh giỏi của lớp 3B.

Muốn tìm số học sinh giỏi của lớp 3B thì cần lấy số học sinh giỏi của lớp 3A nhân với \(2\)

Giải:

Lớp 3B có số bạn học sinh giỏi là:

\(4 \times 2 = 8\) (bạn)

Đáp số: \(8\) bạn

Dạng 3: Tìm giá trị chưa biết của phép tính

Ghi nhớ:

- Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Ví dụ: Điền số còn thiếu vào bảng sau:

Giới thiệu bảng nhân - ảnh 3

Giải

Vì \(2 \times 5 = 10\) và \(4 \times 4 = 16\) nên các số cần điền vào ô trống trong bảng là:

Giới thiệu bảng nhân - ảnh 4