I- DẠNG 1. TÍNH ĐỘ TỤ VÀ TIÊU CỰ THẤU KÍNH DỰA VÀO HÌNH DẠNG VÀ MÔI TRƯỜNG
- Áp dụng công thức tính độ tụ hoặc tiêu cự: D=1f=(nnmt−1)(1R1+1R2)
Quy ước:
+ mặt cầu lồi thì R>0, mặt cầu lõm thì R<0, mặt phẳng thì R=∞
+ n là chiết suất của chất làm thấu kính, nmt là chiết suất của môi trường đặt thấu kính.
II- DẠNG 2: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, ĐỘ LỚN CỦA VẬT VÀ ẢNH.
- Biết vị trí của vật hoặc ảnh và số phóng đại:
+ 1f=1d+1d′ suy ra d′=d.fd−f, d=d′.fd′−f
+ vận dụng công thức độ phóng đại: k=−d′d=ff−d=f−d′f
- Biết vị trí của vật hoặc ảnh và khoảng cách giữa vật và màn:
+ 1f=1d+1d′
+ và công thức về khoảng cách: L = |d + d’|
+ Vật và ảnh cùng tính chất thì trái chiều và ngược lại.
+ Vật và ảnh không cùng tính chất thì cùng chiều và ngược lại.
+ Thấu kính hội tụ tạo ảnh ảo lớn hơn vật thật.
+ Thấu kính phân kỳ tạo ảnh ảo nhỏ hơn vật thật.
III- DẠNG 3: DỜI VẬT HOẶC THẤU KÍNH THEO PHƯƠNG CỦA TRỤC CHÍNH
- Thấu kính cố định: vật và ảnh dời cùng chiều.
+ Trước khi dời vật:1f=1d+1d′
+ Dời vật một đoạn Δd thì ảnh dời một đoạn Δd′ thì: 1f=1d+Δd+1d′+Δd′
- Có thể giải bằng cách khác nếu bài toán cho độ phóng đại k1 và k2:
Δd′Δd=−fd2−f.fd1−f=−k1.k2
- Vật cố định, dời thấu kính: phải tính khoảng cách từ vật đến ảnh trước và sau khi dời thấu kính để biết chiều dời của ảnh.
IV- DẠNG 4: HỆ HAI THẤU KÍNH GHÉP ĐỒNG TRỤC
- Nếu ta có các thấu kính ghép đồng trục sát nhau thì ta có độ tụ tương đương của hệ là:
D=D1+D2+...Dn
hay tiêu cự tương đương của hệ: 1f=1f1+1f2+...+1fn
Khi đó ta xét bài toán tương đương như một thấu kính có độ tụ D hay có tiêu cự f.
- Nếu hệ thấu kính ghép đồng trục cách nhau một khoảng O1O2 = l
+ Ta có sơ đồ tạo ảnh bởi hệ là:
ABO1→d1 d1′A1B1O2→d2 d2′A2B2
+ Áp dụng công thức thấu kính lần lượt cho mỗi thấu kính ta có:
{d1′=d1f1d1−f1d2=l−d1′d2′=d2f2d2−f2
k=¯A2B2¯AB=¯A2B2¯A1B1.¯A1B1¯AB=k1.k2
+ Khoảng cách giữa hai thấu kính: O1O2=l và d2=l−d1′
+ Nếu hai thấu kính ghép sát nhau thì: d1′=−d2