Ôn tập chương 4: Từ trường

1. TỪ TRƯỜNG

Tương tác từ:

- Giữa nam châm với nam châm

- Giữa nam châm với dòng điện

- Giữa dòng điện với dòng điện

Cả 3 loại này gọi là tương tác từ. Lực tương tác giữa chúng gọi là lực từ

+ Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện chuyển động. Từ trường gây ra lực từ tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong đó.

+ Từ trường đều: Một từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau gọi là từ trường đều

2. CẢM ỨNG TỪ

Để đặc trưng cho từ trường tại 1 điểm, người ta vẽ tại đó 1 véctơ \(\overrightarrow B \) : gọi là véctơ cảm ứng từ

\(\overrightarrow B \) có:

       + Điểm đặt: đặt tại điểm đang xét

       + Phương: Cùng phương với nam châm thử khi cân bằng

       + Chiều: Từ nam sang bắc

3. CẢM ỨNG TỪ DO CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐIỆN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT GÂY RA

Ôn tập chương 4: Từ trường - ảnh 1

Quy tắc cái đinh ốc: Quay cái đinh ốc để nó tiến theo chiều dòng điện thì chiều quay của nó tại điểm đó là chiều của \(\overrightarrow B \)

+ Quy tắc bàn tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của đường sức từ \( \Rightarrow \) xác định được chiều \(\overrightarrow B \)

+ Quy tắc đi vào mặt S (nam) và đi ra mặt N (bắc): ta thấy chiều của dòng điện cùng chiều quay của kim đồng hồ thì đó là mặt nam, ngược lại là mặt bắc

4. LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN PHẦN TỬ DÒNG ĐIỆN

- Lực từ: \(\overrightarrow F \) có:

+ Điểm đặt: Trung điểm dây M1M2

+ Phương : Vuông góc với mặt phẳng \((\overrightarrow B ,l)\)

+ Chiều: được xác định bằng quy tắc bàn tay trái

+ Độ lớn của lực từ: \(\left\{ \begin{array}{l}F = BIl{\rm{sin}}\alpha \\\alpha {\rm{ = }}\widehat {\overrightarrow B ,l}\end{array} \right.\)

* Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm xuyên vào lòng bàn tay, dòng điện chạy từ cổ tay đến ngón tay, thì ngón cái choãi ra là chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện

5. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI DÒNG ĐIỆN SONG SONG

Khi hai dòng điện song song, đặt cách nhau một khoảng r thì chúng tương tác từ với nhau

Lực từ có:

     - Điểm đặt: Đặt tại trung điểm của mỗi đoạn dây có chiều dài l

     - Hướng:

+ Hai dòng điện cùng chiều: hút nhau

+ Hai dòng điện ngược chiều: đẩy nhau

     - Độ lớn: \(F = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_1}{I_2}}}{r}l\)

Đặc biệt: Nếu tính \(\overrightarrow {{F_t}} \) trên một đơn vị của chiều dài:  \(F = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)

6. LỰC LORENXƠ

+ Lực Lorenxơ là lực từ tác dụng lên mọi hạt điện tích chuyển động trong từ trường đều.

+ Lực Lorenxơ \((f)\)  do từ trường có cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) tác dụng lên một hạt điện tích q chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) có:

- Phương: Vuông góc với \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow B \)

- Chiều: xác định bằng quy tắc bàn tay trái:

* Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) xuyên vào lòng bàn tay. Chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều của \(\overrightarrow v \). Chiều của \(f\) cùng chiều với ngón cái choãi ra 900 nếu q > 0 và ngược chiều với ngón cái choãi ra 900 nếu q < 0.

Ôn tập chương 4: Từ trường - ảnh 2

- Độ lớn: \(f = \left| q \right|vB\sin \alpha ;{\rm{        }}\alpha {\rm{ = }}\widehat {\overrightarrow B ,\overrightarrow v }\)

Câu hỏi trong bài