III- TIÊU CỰ - MẶT PHẲNG TIÊU DIỆN
- Tiêu cự: | f | = OF
Quy ước: Thấu kính hội tụ thì f > 0, thấu kính phân kỳ thì f < 0.
- Tiêu diện:
+ Tiêu diện vật: mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm vật
+ Tiêu diện ảnh: mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm ảnh
- Tiêu điểm phụ:
+ Các tiêu điểm vật phụ ở trên mặt phẳng tiêu diện vật vuông góc với trục chính tại F.
+ Các tiêu điểm ảnh phụ ở trên mặt phẳng tiêu diện ảnh vuông góc với trục chính tại F’.
IV- ĐỘ TỤ
- Độ tụ của thấu kính: D=1f
Đơn vị: trong hệ SI, đơn vị của độ tụ là điôp, tiêu cự f tính bằng mét.
Với thấu kính hội tụ D>0 , thấu kính phân kì D<0
- Công thức độ tụ tính theo bán kính hai mặt cầu: D=1f=(nnmt−1)(1R1+1R2)
Quy ước: mặt cầu lồi thì R>0, mặt cầu lõm thì R<0, mặt phẳng thì R=∞.
V- CÁC CÔNG THỨC VỀ THẤU KÍNH: VẬT THẬT, ẢO
- Quy ước: {¯OA=d¯OA′=d′¯OF′=f
+ Vật thật thì d > 0
+ Vật ảo thì d < 0
+ Ảnh thật thì d’ > 0
+ Ảnh ảo thì d’ <0
- Công thức về vị trí ảnh - vật : 1f=1d+1d′
- Công thức về độ phóng đại ảnh của vật qua thấu kính: k=−d′d=¯A′B′¯AB
Trong đó:
+ k > 0: thì ảnh và vật cùng chiều, trái tính chất thật, ảo.
+ k < 0: thì ảnh và vật ngược chiều, cùng tính chất thật, ảo.
- Hệ quả: d′=d.fd−f;d=d′.fd′−f;f=d.d′d+d′;k=−d′d=ff−d=f−d′f
- Công thức khoảng cách vật và ảnh: L=|d+d′|
Trong đó:
+ nếu vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì L > 0
+ nếu vật ảo qua thấu kính cho ảnh ảo thì L < 0
- Tỉ lệ về diện tích của vật và ảnh: S=(¯A′B′¯AB)2=k2
- Nếu vật AB tại hai vị trí cho hai ảnh khác nhau A1B1 và A2B2 thì: (AB)2 = (A1B1)2.(A2B2)2
- Điều kiện để vật thật qua thấu kính cho ảnh thật là: L ³ 4.f
- Vật AB đặt cách màn một khoảng L, có hai vị trí của thấu kính cách nhau l sao cho AB qua thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn thì tiêu cự thấu kính tính theo công thức: f=L2−l24.L
- Nếu có các thấu kính ghép sát nhau thì công thức tính độ tụ tương đương là: D=D1+D2+...