Định luật Ôm đối với toàn mạch - Mắc nguồn điện thành bộ

Bài viết trình bày biểu thức định luật ôm đối với toàn mạch, ghép các nguồn mắc nối tiếp, mắc xung đối, mắc song song, mắc hỗn hợp đối xứng và phương pháp tổng quát giải bài tập định luật ôm cho toàn mạch.

A-NỘI DUNG LÍ THUYẾT

I - ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH

1. Toàn mạch: là mạch điện kín có sơ đồ như sau:

Định luật Ôm đối với toàn mạch - Mắc nguồn điện thành bộ  - ảnh 1

Trong đó: nguồn có \(E\) và điện trở trong  \(r,{\rm{ }}{R_N}\) là điện trở tương đương của mạch ngoài.

2. Định luật Ôm đối với toàn mạch

\(I = \dfrac{E}{{{R_N} + r}}\) 

- Độ giảm thế trên đoạn mạch: \({U_N} = I.{R_N} = E - I.r\)

 - Suất điện động của nguồn: \(E = I\left( {{R_N} + {\rm{ }}r} \right)\)

II - GHÉP NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

1. Mắc nối tiếp

Định luật Ôm đối với toàn mạch - Mắc nguồn điện thành bộ  - ảnh 2

- Suất điện động bộ nguồn: \({E_b} = {E_1} + {E_2} + {E_3} +  \ldots . + {E_n}\)  

- Điện trở trong bộ nguồn: \({r_b} = {r_1} + {r_2} + {r_3} +  \ldots  + {r_n}\) 

Nếu có n nguồn giống nhau.

\(\begin{array}{l}{{\bf{E}}_{\bf{b}}} = {\bf{nE}}\\{{\bf{r}}_{\bf{b}}} = {\bf{n}}.{\bf{r}}\end{array}\)

2. Mắc xung đối

Định luật Ôm đối với toàn mạch - Mắc nguồn điện thành bộ  - ảnh 3

\(\begin{array}{l}{E_b} = \left| {{E_1} - {E_2}} \right|\\{r_b} = {r_1} + {r_2}\end{array}\)

3. Mắc song song (các nguồn giống nhau

Định luật Ôm đối với toàn mạch - Mắc nguồn điện thành bộ  - ảnh 4

- Suất điện động bộ nguồn: \({E_b} = E\)

- Điện trở trong bộ nguồn:  \({r_b} = \dfrac{r}{n}\)

4. Mắc hỗn hợp đối xứng (các nguồn giống nhau)

Định luật Ôm đối với toàn mạch - Mắc nguồn điện thành bộ  - ảnh 5

Gọi:

+ m là số nguồn trong một dãy

+ n là số dãy

- Suất điện động bộ nguồn : \({E_b} = mE\)

- Điện trở trong bộ nguồn :  \({r_b} = \dfrac{{mr}}{n}\)

* Tổng số nguồn trong bộ nguồn: \({\bf{N}} = {\bf{nm}}\)

* Cường độ dòng điện trong mạch sẽ là: \(I = \dfrac{{NE}}{{mr + nR}}\)

B. BÀI TẬP ÁP DỤNG

* Phương pháp giải bài  tập về định  luật Ôm toàn mạch

- Xác định bộ nguồn (mắc nối tiếp, song song hay hỗn hợp) để tìm \({E_b},{\rm{ }}{r_b}\) theo các phương pháp đã biết.

- Xác định mạch ngoài gồm các điện trở được mắc nối tiếp hay song song để tìm \({R_{td}}\) theo các phương pháp đã biết.

- Vận dụng định luật Ôm đối với toàn mạch: I = \(\dfrac{{{E_b}}}{{{R_{t{\rm{d}}}} + {r_b}}}.\)

- Tìm các đại lượng  theo yêu cầu bài toán

+ Nếu tìm được I > 0 thì đó là chiều thực của dòng điện trong mạch.

+ Nếu I < 0 chì chiều dòng điện trong mạch là chiều ngược lại.

+ Nếu mạch có tụ điện thì không có dòng điện chạy qua tụ điện

Câu hỏi trong bài