Từ thông - Hiện tượng cảm ứng điện từ

Bài viết trình bày khái niệm và biểu thức xác định từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng, định luật Faraday về cảm ứng điện từ.

I - THÍ NGHIỆM

Từ thông - Hiện tượng cảm ứng điện từ - ảnh 1

a- Khi nam châm ra xa ống dây, số đường sức từ qua ống dây giảm đi

b- Khi nam châm lại gần ống dây, số đường sức từ qua ống dây tăng lên

Khi số đường sức qua ống dây biến đổi thì kim điện kế lệch khỏi vạch 0

c- Khi con chạy di chuyển trên biến trở, kim điện kế lệch khỏi vạch số 0. Khi con chạy dừng lại, kim điện kế lại trở về vạch số 0

II- TỪ THÔNG

Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều: \(\Phi= BScos\alpha \)

Từ thông qua khung dây có N vòng dây: \(\Phi= NBSc{\rm{os}}\alpha \)

Trong đó:

    + \(\Phi \) : từ thông (Wb)

    + B: cảm ứng từ (T)

    + \(\alpha= (\overrightarrow n ,\overrightarrow B )\)

    + N: số vòng dây

    + Đơn vị: Wb (vêbe)

Từ thông - Hiện tượng cảm ứng điện từ - ảnh 2

- Ý nghĩa của từ thông: diễn tả số đường sức từ xuyên qua diện tích S.

III- HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng

Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.

Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

IV- ĐỊNH LUẬT LEN – XƠ VỀ CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.

V- ĐỊNH LUẬT FARADAY VỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch.

\({e_C} =  - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)

Dấu “-“ biểu thị định luật Len-xơ

Trong trường hợp mạch điện là một khung dây có N vòng dây thì: \({e_C} =  - N\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)

Câu hỏi trong bài