Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động

Bài viết trình bày về suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường, quy tắc bàn tay phải, biểu thức tính suất điện động cảm ứng trong đoạn dây và máy phát điện.

I- SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG TRONG MỘT ĐOẠN DÂY DẪN CHUYỂN ĐỘNG TRONG TỪ TRƯỜNG

Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động - ảnh 1

Khi đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ thì trong đoạn dây đó xuất hiện suất điện động (đóng vai trò như nguồn điện)

Suất điện động trong trường hợp này cũng gọi là suất điện động cảm ứng.

II- QUY TẮC BÀN TAY PHẢI

Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó

Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động - ảnh 2

+ Khi mạch được nối kín thì trong mạch có dòng điện cảm ứng iC

+ Bên trong nguồn điện, dòng điện có chiều từ cực âm sang cực dương, bên ngoài thì ngược lại.

III- BIỂU THỨC SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG TRONG ĐOẠN DÂY

\(\left| {{e_C}} \right| = Blv\sin \theta \)

Trong đó:

     + eC : suất điện động cảm ứng của đoạn dây (V)

     + B: cảm ứng từ (T)

     + \(l\) : chiều dài đoạn dây (m)

     + v: vận tốc của đoạn dây

     + \(\theta {\rm{ = }}\left( {\overrightarrow v ,\overrightarrow B } \right)\)

Dây dẫn chuyển động trong từ trường được coi như một nguồn điện. Khi đó, lực lorenxơ tác dụng lên các electron đóng vai trò lực lạ tạo thành dòng điện

IV- MÁY PHÁT ĐIỆN

- Là ứng dụng quan trọng và quen thuộc của hiện tượng cảm ứng điện từ trong các đoạn dây chuyển động

+ Máy phát điện xoay chiều:

Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động - ảnh 3

+ Máy phát điện một chiều:

Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động - ảnh 4
Câu hỏi trong bài