Thấu kính (Phần 1)

Bài viết trình bày khái niệm về thấu kính, thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ, đường đi của tia sáng qua thấu kính, ảnh của vật qua thấu kính và vị trí vật - ảnh qua thấu kính.

I- THẤU KÍNH

Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu.

Có 2 loại:

- Thấu kính rìa (mép) mỏng:

Thấu kính (Phần 1) - ảnh 1

- Thấu kính rìa (mép) dày:

Thấu kính (Phần 1) - ảnh 2

- Trong không khí, thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ, thấu kính rìa dày là thấu kính phân kỳ.

Thấu kính hội tụ làm hội tụ chùm tia sáng tới, thấu kính phân kì làm phân kì chùm tia sáng tới

II- ĐƯỜNG ĐI CỦA TIA SÁNG QUA THẤU KÍNH

- Tia sáng qua quang tâm O thì truyền thẳng

Thấu kính (Phần 1) - ảnh 3

- Tia sáng song song với trục chính cho tia ló (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm ảnh chính.

Thấu kính (Phần 1) - ảnh 4

- Tia sáng (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm vật chính cho tia ló song song trục chính.

Thấu kính (Phần 1) - ảnh 5

III- ẢNH CỦA VẬT QUA THẤU KÍNH

1. Vật là điểm sáng nằm ngoài trục chính: Vẽ hai trong ba tia đặc biệt.

Thấu kính (Phần 1) - ảnh 6

2. Vật là điểm sáng nằm trên trục chính: Dùng một tia bất kỳ và tia đi theo trục chính

Thấu kính (Phần 1) - ảnh 7

3. Vật là đoạn thẳng AB vuông góc trục chính,A ở trên trục chính thì vẽ ảnh B/ của B sau đó hạ đường vuông góc xuống trục chính ta có ảnh AB­’.

Thấu kính (Phần 1) - ảnh 8

IV- VỊ TRÍ VẬT - ẢNH

Thấu kính (Phần 1) - ảnh 9

- Với thấu kính hội tụ:

+ vật thật chỉ cho ảnh ảo nếu trong khoảng OF, còn lại cho ảnh thật, ảnh thật thì ngược chiều, còn ảo thì cùng chiều.

+ về độ lớn của ảnh: độ lớn ảnh tăng dần đến  $\infty $ rồi giảm.