Giáo án Vật lý 8 bài Ôn tập học kì I

Tiết 15 - ÔN TẬP HKI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học, vận dụng các kiến thức đã họcvào giải một số các bài tập.

- Có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng giải bài tập của học sinh.

3. Thái độ: Rèn tính tích cực, tự giác, trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

*Mỗi học sinh: Đề cương ôn tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Họat động 1: Tổ chức các tình huống học tập (2 phút)

Nêu như mục tiêu bài.

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung ghi bảng

Họat động 2: Ôn tập (18 phút)

GV: Gọi HS tự trả lời các câu hỏi phần ôn tập SGK - trang 62, 63 từ C1- C16

1.Chuyển động cơ học làgì? Cho VD?

2. Lấy VD chứng tỏ chuyển động có tínhchất tương đối

3. Công thức tínhvận tốc

4. Chuyển động đều, chuyển động không đều?

5.Lực?...

GV: nhận xét, bổ sung, sửa lại các kết quả...

HS: Thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV

A. ÔN tập

- Chuyển động cơ học: SGK

-Công thức tínhvận tốc:

v = S/t

- Chuyển động đều, chuyển động không đều

- Lực

- Cách biểu diễn lực

- Lực cân bằng

- Định luật về công

Họat động 3: Vận dụng (23 phút)

GV: Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời nhanh các bài tập trắc nghiệm.

HS: suy nghĩ 5 phút để trả lời các câu hỏi phần vận dụng

C1?

C2?

C3?

C4?

C5?

C6?

GV: Gọi 2 HS lên bảng tóm tắt câu1, 3.

Tổ chức HS thảo luận nêu phương án giải và giải trên bảng.

- HS trả lời C1

- HS trả lời C2

- HS trả lời C3

- HS trả lời C4

- HS trả lời C5

-HS trả lời C6

- HS lên bảng làm

HS: Tự giải các bài tập theo phương án gợi ý; sáng tạo, sau đó so sánh kết quả với bạn.

Chốt kiến thức theo GV.

B. Vận dụng

I. Trắc nghiệm khách quan

C1: Chọn D

C2: Chọn A

C3: Chọn B

C4: Chọn A

C5: Chọn D

C6: Chọn D

2. Bài tập tự luận

C1.vtb1 = S1 / t1 = 100/25 = 49 (m/s)

vtb2 = S2 / t2 = 50/ 20= 2, 5 (m/s)

vtb = S1 + S2 / t1 + t2 = 150 / 45 =3, 33 (m/s).

C3. Do 2 vật giống nhau nên: PM = PN và VM = VN. (1)

Khi M, N đứng yên ( cân bằng trong chất lỏng) thì FA1 = PM (2)

FA2 = PN (3)

Từ 1, 2, 3 ta suy ra: FA1 = FA2 (đpcm)

Mặt khác:

FA1 = d1.VM1

FA2 = d2.VM2

Mà FA1 = FA2

Suy ra: d1.VM1= d2.VM2

Do VM1> VM2 (hình vẽ) suy ra: d1 < d2

Vậy lực đẩy ác si mét bằng nhau;

d1 < d2

Họat động 4: Hướng dẫn về nhà (2 phút):

Học thuộc các phần ghi nhớ (SGK)

Trả lời lại các câu hỏi trong SGK (bài ôn tập)

Làm hết các bài tập trong SBT

Chuẩn bị tốt kiến thức và dụng cụ học tập để giờ sau kiểm tra học kì I.