Giáo án Vật lý 8 bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu mới nhất

Tiết 31 – BÀI 26: NĂNG SUẤT TOẢ NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

- Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.

- Biết được W hoá thạch là rất hạn chế và nguyên nhân làm cho Trái Đất nóng lên.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng vân dụng kiến thức giải cácbài tập và giải thích các hiện tượng thưc tế.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.

- Có ý thức sử dụng W hợp lí, ngăn chặn các nguy cơ làm nóng Trái Đất.

II. CHUẨN BỊ

GV: Một số tranh ảnh, tư liệu về khai thác dầu, khí của Việt Nam

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Họat động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5 phút)

Kiểm tra bài cũ:

Nêu nguyên lí truyền nhiệt? Viết phương trình cân bằng nhiệt?

Tổ chức tình huống học tập:

Gọi HS đọc phần vào bài: (SGK)

Họat động 2: Tìm hiểu về nhiên liệu (7 phút)

GV: Khi nấu chín thực phẩm, đun sôi nước người ta thường dùng các loại vật liệu gì?

Nhiên liệu là gì?

Đặc điểm chung:

- Khi đốt cháy toả khí độc, ô nhiễm môi trường.

- Ngày càng cạt kiệt.

HS: Phát biểu ý kiến, ghi vở phần chốt kiến thức theo GV.

Họat động 3: Thông báo năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (10 phút)

GV: Nêu định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu? Giới thiệu kí hiệu, đơn vị, bảng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

HS nghiên cứu bảng 26.1

HS đọc và giải thích các số liệu trong bảng.

Họat động 4: Xây dựng công thức tính nhiệt lượng (10 phút)

GV: cho HS nhắc lại năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

Cho HS nêu ý nghĩa của các số liệu cụ thể ở trong bảng.

GV gợi ý cho HS xây dựng công thức tính nhiệt lượng: Nếu đốt cháy hoàn toàn m kg n/l có NSTN là q thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?

Hãy thiết lập mối liên hệ giữa Q, m, q và nêu tên các đại lượng trong công thức?

HS: Thực hiện các YC của GV, chốt kt và ghi vở nội dung chính theo GV.

Sử dụng nhiều các nhiên liệu hoá hoá thạch sẽ gây hậu quả gì? ( khai thác nhiều, nóng TĐ…)

Nêu biện pháp khắc phục?

I. Nhiên liệu

Vật chất bị đốt cháy, bị biến đổi chất và toả năng lượng gọi là nhiên liệu.

Gồm: than, củi, dầu...

II. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

1.ĐN: Đại lượng vật lí cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn được gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

2. Kí hiệu: q.

3. Đơn vị: J/kg.

4. Bảng năng suất toả nhiệt vủa nhiên liệu.

(SGK – trang 91)

III. Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn toả ra.

Q = q.m

Trong đó:

Q: là nhiệt lượng toả ra (J)

q: năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/kg).

m: khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg)

Họat động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (13 phút)

* Vận dụng:

Gọi cá nhân HS trả lời câu C1 ( vì qt > qc, bếp than lại dễ chế tạo, tiện lợi, góp phần bảo vệ rừng.

Gọi 1 HS lên bảng làm C2.

HS ở dưới làm vào vở, sau đó theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.

* Củng cố:

Nói ( q) củi khô là 10.106 có nghĩa như thế nào?

Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK

* Hướng dẫn về nhà:

Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)

Trả lời lại các câu hỏi trong SGK

Làm hết các bài tập trong SBT

Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”

Đọc trước bài 27 (SGK).