Giáo án Vật lý 8 bài 28: Động cơ nhiệt mới nhất

Tiết 33 – BÀI 28: ĐỘNG CƠ NHIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt.

- Dựa vào mô hình hoặc hình vẽ động cơ nổ bốn kì, có thể mô tả được cấu tạo của động có này.

- Dựa vào hình vẽ các kì của động cơ nổ 4 kì, cóthể tả được chuyển vận của động cơ này.

- Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. Nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.

- Giải được các bài tập đơn giản về động cơ nhiệt.

- Biết được ảnh hưởng của các chất thải khi động cơ nhiệt họat động đối với môi trường.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát mô hình, tranh vẽ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.

       - Có ý thức làm giảm ảnh hưởng của động cơ nhiệt đối với môi trường.

II.CHUẨN BỊ

- Ảnh chụp 1 số loại động cơ nhiệt; hình 28.5 phóng to

- 4 mô hình động cơ nổ bốn kì cho mỗi tổ

- Hình vẽ mô phỏng họat động của động cơ 4 kì

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Họat động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (5 phút)

* Kiểm tra bài cũ:

Phát biểu nội dung định luật bảo tòan và chuyển hoá năng lượng? Lấy VD?

* Tổ chức tình huống học tập: Như phần mở bài SGK

Họat động 2: Tìm hiểu về động cơ nhiệt (10 phút)

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.

Phát biểu định nghĩa về động cơ nhiệt?

VD về động cơ nhiệt mà em thường gặp?

GVghi tên các động cơ nhiệt HS lấy VD lên bảng.

Những điểm giống nhau và khác nhau của các động cơ này?

GV:Gợi ý so sánh về: Loại nhiên liệu sử dụng - Nhiên liệu được đốt cháy bên trong, bên ngoài xilanh?.

Khi động cơ nhiệt họat động gây ảnh hưởng đến môi trường ntn?

Nêu các biện pháp khắc phục? (nâng coa hiệu sất đ/c và sử dụng các W sạch…)

I. Động cơ nhiệt là gì?

- Động cơ nhiệt là những động cơ biến một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng để họat động

- VD; Động cơ ôtô, xe máy….

- Có hai loại là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài

Họat động 3: Tìm hiểu về động cơ bốn kì (10 phút)

- GV treo tranh vẽ lên bảng kết hợp với mô hình giới thiệu các bộ phận cơ bản của động cơ nổ 4 kì.

HS: nhắc lại tên các bộ phận.

Chức năng của từng bộ phận?

GV: Giới thiệu thếnào là một kì chuyển vận của động cơ đó: Khi pittông trong xilanh đi từ dưới lên trên hoặc đi từ trên xuống dưới thì lúc đó động cơ đã thực hiện được một kì chuyển vận

Nêu tên 4 kì?

Chức năng của từng kì?

- HS dựa vào thông tin trong SGK để trả lời.

- Trong 4 kì vận chuyển thì kì nào đã sinh công?

Bánh đà của động cơ có tác dụng gì?

HS quan sát hình 28.2.Trên hình vẽ em thấy bốn xi lanh này ở vị trí như thế nào? Tương ứng với mỗi kì vận chuyển nào?

GV: Nhờ có cấu tạo, khi họat động trong xilanh này luôn có 1 xilanh ở kì 3, nên trục quay đều ổn đinh.

II. Động cơ nổ 4 kì

1. Cấu tạo: h. 28.4 - SGK-t98.

2. Chuyển vận:

Theo 4 kì:

1. Kì thứ nhất: Hút nhiên liệu.

2. Kì thứ 2: Nén nhiên liệu.

3. Kì thứ 3: Đốt nhiên liệu

4. Kì thứ tư: Thoát khí.

- Trong 4 kì thìchỉ có kì thứ 3 là động cơ sinh công.

- Các kì khác động cơ chuyển động nhờ đà của vô lăng.

* Liên hệ thực tế:

- Động cơ ôtô có 4 xilanh

- Bốn xilanh này tương ứng với 4 kì chuyển vận. Như vậy khi họat động luôn có một kì sinh công.

Họat động 4: Tìm hiểu về hiệu suất của động cơ nhiệt (8 phút)

HS thảo luận theo nhóm C1

Hiệu suất của động cơ là gì?

- HS trả lời

GV: yêu cầu HS giải thích kí hiệu các đại lượng trong công thức và nêu đơnvị củachúng.

III. Hiệu suất của động cơ nhiệt

1. Định nghĩa: (SGK)

2. Công thức: H = A/Q

Trong đó:

- H là hiệu suất (%).

- A là công cơ học (J).

- Q là nhiệt lượng (J)

Họat động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (12 phút)

*Vận dụng:

GV: Tổ chức cho HS thảo luận C3, C4, C5.

HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.

Ghi phần kiến thức trọng tâm.

C5: Động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại đối vớimôi trường

IV. Vận dụng

C3: Các máy cơ đơn giản ở lớp 6 không phải là động cơ nhiệt vì trong đó không có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng

*Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK.

*Hướng dẫn về nhà: Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)

Trả lời lại các câu hỏi trong SGK, SBT.

Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.

Đọc trước bài29 (SGK).